Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ tố hữu qua năm tập thơ từ ấy, việt bắc, gió lộng, ra trận, máu và hoa
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ tố hữu qua năm tập thơ từ ấy, việt bắc, gió lộng, ra trận, máu và hoa
docx – 124 trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
Tiểu Luận
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình
trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ :
Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa
GVHD: Thầy Bạch Văn Hợp
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Thành phố Hồ Chí Minh – 10/2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
Tiểu Luận:
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình
trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ :
Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa
Danh sách thành viên nhóm
Phan Hồ Nhật Khanh
K40.601.053
Lê Phan Thanh Nhàn
K40.601.097
Trần Thị Thanh Đoan
K40.601.026
Đậu Thị Trang
K40.601.130
Thành phố Hồ Chí Minh – 10/2016
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………1
1. Dẫn nhập………………………………………………………………………………………….1
2. Bố cục tiểu luận…………………………………………………………………………………2
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………………………..4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ………………………………………………4
1.1. Vài nét về tác giả Tố Hữu…………………………………………………………….4
1.1.1. Cuộc đời nhà thơ Tố Hữu……………………………………………………….4
1.1.2. Những yếu tố chính tác động đến hồn thơ Tố Hữu…………………….6
1.2. Giới thiệu các tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”,
“Máu và hoa”……………………………………………………………………………………8
1.2.1. Tập thơ “Từ ấy”…………………………………………………………………….8
1.2.2. Tập thơ “Việt Bắc”………………………………………………………………10
1.2.3. Tập thơ “Gió lộng”………………………………………………………………13
1.2.4. Tập thơ “Ra trận”………………………………………………………………..17
1.2.5. Tập thơ “Máu và hoa”………………………………………………………….19
1.3. Cơ sở lý thuyết………………………………………………………………………….21
1.3.1. “Cái tôi”……………………………………………………………………………..21
1.3.2. “Cái tôi” trữ tình………………………………………………………………….22
CHƯƠNG 2: “CÁI TÔI” TRỮ TÌNH CỦA TỐ HỮU QUA NĂM TẬP THƠ
“TỪ ẤY”, “VIỆT BẮC”, “GIÓ LỘNG”, “RA TRẬN”, “MÁU VÀ HOA”. .24
2.1. “Cái tôi” trữ tình trong giai đoạn trước 1945 (qua tập thơ “Từ ấy”). . .24
2.1.1. “Cái tôi” giác ngộ lí tưởng cách mạng và say mê đấu tranh cho lí
tưởng cộng sản…………………………………………………………………………….24
2.1.2. “Cái tôi” thể hiện niềm cảm thương và đồng cảm cho số phận
những người “dưới đáy” xã hội………………………………………………………29
2.1.3. “Cái tôi” mang cảm hứng lãng mạn, lạc quan, yêu đời và say sưa
trước niềm vui bất tuyệt của độc lập tự do……………………………………….34
2.2. “Cái tôi” trữ tình trong giai đoạn sau 1975 (qua các tập thơ “Việt Bắc”,
“Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”)………………………………………………..41
2.2.1. “Cái tôi” thể hiện sự say mê với lý tưởng chiến đấu…………………41
2.2.2. “Cái tôi” bộc lộ sự vui sướng trước những chiến công oanh liệt,
những con người can trường………………………………………………………….43
2.2.3. “Cái tôi” mang niềm vui và tinh thần lạc quan trước thành quả
cách mạng và những thành tựu buối đầu của công cuộc xây dựng cuộc
sống mới xã hội chủ nghĩa…………………………………………………………….49
2.2.4. “Cái tôi” là tiếng nói kêu gọi đấu tranh giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước………………………………………………………………………55
2.2.5. “Cái tôi” tự hào trước chiến thắng lịch sử 1975 và đất nước Việt
Nam anh hùng……………………………………………………………………………..59
2.2.6. “Cái tôi” bộc lộ sự chân thành đối với chủ nghĩa vô sản và tình
cảm bạn bè quốc tế……………………………………………………………………….63
2.3. Sự vận động của “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua các giai đoạn
………………………………………………………………………………………………………68
2.4. Phương thức biểu hiện……………………………………………………………….73
2.4.1. Đề tài ………………………………………………………………………………..73
2.4.2. Hình tượng nhân vật…………………………………………………………….75
2.4.3. Hình ảnh…………………………………………………………………………….89
2.4.4. Thể thơ………………………………………………………………………………96
CHƯƠNG 3: SO SÁNH “CÁI TÔI” TRỮ TÌNH TRONG THƠ TỐ HỮU GIAI
ĐOẠN TRƯỚC 1975 VÀ GIAI ĐOẠN SAU 1975…………………………………..102
PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………………………….113
THƯ MỤC THAM KHẢO…………………………………………………………………….116
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Dẫn nhập
Khi bàn về thơ ca trữ tình ta không thể không nhắc tới “cái tôi trữ tình”.
Theo Nguyễn Minh Sơn “Cái tôi trữ tình là một “hiện tượng nghệ thuật”, là cơ
sở cho hình tượng nhân vật trữ tình, là phương tiện để cho con người cảm thấy
sự tồn tại của họ. Cái tôi nâng con người cao hơn bình thường, hướng con
người đến một lí tưởng nào đó và là cầu nối giữa vô thức và hữu thức” [1]. Thế
kỉ XX thơ ca Việt Nam xuất hiện thêm một dạng thức của cái tôi trữ tình là “cái
tôi trữ tình cách mạng”. Cái tôi ấy là cái tôi của cộng đồng rộng lớn, thường
được hòa tan trong tiếng nói chung, tiếng nói của những con người chung hoàn
cảnh, cùng số phận, chí hướng là lời ca của những con người yêu lí tưởng, yêu
quê hương, yêu cuộc đời.
Thơ Tố Hữu là một biểu hiện của cái tôi trữ tình phong phú, đa dạng.
Chính cái tôi đó đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ thơ rất đỗi trữ tình. Nó có
sự hài hòa, hoàn chỉnh giữa cá nhân và tập thể, là tiếng nói của cả cộng đồng
được lòng qua một cái bản ngã. Chính cái tôi đặc sắc đó đã đem tên tuổi Tố Hữu
lên một tầm cao vĩ đại, trở thành “ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng”. Do vậy
các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng thơ Tố Hữu là sự kiện văn học quan
trọng trong lịch sử văn học Việt Nam và đã có rất nhiều nhà phê bình văn
chương đã chọn thơ ông làm đề tài nghiên cứu.
Dù rất được chú trọng tìm hiểu tuy nhiên chúng tôi nhận ra rằng những
bài viết về thơ Tố Hữu còn rất hạn chế về mặt dung lượng và hầu như chỉ lướt
qua một số vấn đề lớn, còn cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu thì gần như chưa
được khai thác nhiều, các bài viết chưa thật sự hoàn chỉnh sắc sảo. Ở tiểu luận
này chúng tôi ý thức được rằng cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là một đề tài
rộng lớn chính vì vậy chúng tôi sẽ chỉ nhận diện và miêu tả cái tôi trữ tình trong
1
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
thơ ông qua năm tập thơ tiêu biểu là: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra
trận”, “Máu và hoa”.
Không tham vọng có thể làm rõ được mọi vấn đề liên quan đến cái tôi trữ
tình trong thơ Tố Hữu, vì vậy, trong tiểu luận này, chúng tôi chỉ tập trung vào
nhận diện và miêu tả cái tôi trữ tình thơ Tố Hữu qua năm tập thơ lớn nêu trên.
Với mong muốn đem đến cho những người quan tâm đến thơ Tố Hữu có thêm
cái nhìn cận cảnh, mới mẻ về cái tôi trữ tình trong thơ ông trước, trong và sau
thời kì cách mạng, chúng tôi xin đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình
vào công việc nghiên cứu thơ ca Tố Hữu – vốn là một công việc cần thiết, hấp
dẫn và rất đáng được quan tâm hiện nay.
2. Bố cục tiểu luận
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, bài luận gồm ba chương:
Chương 1:
Chương này nêu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và các yếu tố ảnh
hưởng đến hồn thơ Tố Hữu và giới thiệu về các tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc”,
“Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”. Đồng thời đề cập những nét chính về “cái
tôi” và “cái tôi” trữ tình
Chương 2:
Chương này làm rõ và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua
năm tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa” cùng các
biểu hiện.
Chương 3:
Chương này chỉ ra những điểm tiếp nối và thay đổi của “cái tôi” trữ tình
thơ Tố Hữu trong hai thời kì là trước và sau khi đất nước ta giành được độc lập
2
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
nhằm thấy được sự chuyển mình, đổi mới và những điều làm nên nét đặc sắc
riêng của tác giả.
3
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về tác giả Tố Hữu
1.1.1. Cuộc đời nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 tại làng Phù
Lai, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế). Ông là một
nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia.
Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật
vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm
thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và
rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. Mẹ ông
mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại
đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng Cộng sản qua sách báo tiến bộ của
Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, Goocki… kết hợp với sự vận động, giác
ngộ của các Ðảng viên ưu tú bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí
Diểu), người thanh niên Nguyễn Kim Thành sớm nhận ra lý tưởng đúng đắn.
Gia nhập Ðoàn thanh niên, hăng hái hoạt động, được kết nạp Ðảng năm 1938.
Tháng 4/1939, Tố Hữu bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhà lao Thừa
Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở
Tây Nguyên. Trong tù, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí tiết,
tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh.
Cuối 1941, ông vượt ngục, về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc – Thanh Hóa.
Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Tố Hữu là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa của
thành phố Huế. Năm 1946, nhà thơ giữ chức bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối
1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, nhà thơ luôn
4
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và
nhà nước:
1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam
1952: Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng
phủ
1954: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền
1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam
Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương
1955: Ủy viên chính thức
Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư
Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí
thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung
ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương
Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị
1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất
Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban
chấp hành Trung ương
Ngoài ra, ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng
Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Trưởng ban
5
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
Tuyên huấn Trung ương, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại
biểu Quốc hội khoá II và VII.
Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết
liệt phong trào Nhân văn – Giai phẩm (1958). Nhiều ý kiến coi ông là tác giả
chính của vụ án văn nghệ – chính trị này. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi
mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông
bị mất uy tín vì vai trò “nhà thơ đi làm kinh tế” qua những vụ khủng hoảng tiền
tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức
nghiên cứu hình thức.
Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
Văn học nghệ thuật (đợt 1).
Tố Hữu mất lúc 9 giờ 15 phút 7 giây, ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh
viện 108.
1.1.2. Những yếu tố chính tác động đến hồn thơ Tố Hữu
Nhắc đến cái tôi trữ tình của Tố Hữu, chắc hẳn chúng ta sẽ không thể chối
cãi được chính quê hương là nơi ươm mầm cho hồn thơ dạt dạt dào tình cảm ấy,
bởi lẽ xứ Huế mang trong mình một vẻ đẹp đầy thơ mộng, lại có truyền thống
văn hóa lâu đời. Quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn bao giờ cũng là nơi có ảnh
hưởng lớn đến cuộc đời của mỗi con người, và với nhà thơ Tố Hữu điều đó cũng
không phải là ngoại lệ. Xứ Huế mộng mơ, hữu tình, nên thơ dường như cũng đi
vào lòng người, vào trái tim, đem đến cho người nghệ sĩ sự rung động với cuộc
đời từ rất sớm. Đây là một vùng đất có thiên nhiên nhiên nên thơ, cũng là một
vùng đất nhiều truyền thống văn hóa, kể cả văn hóa dân gian và văn hóa cung
đình. Trong các sáng tác của Tố Hữu ta không ít lần bắt gặp những câu thơ như:
Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
6
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
Nhớ từ ngày xưa, tuổi chín mươi
Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng
Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…
(Quê mẹ – “Gió lộng”)
Huế là quê hương, là cội nguồn dân tộc, là nơi chất chứa bao kỉ niệm và
cũng là nơi vun đắp tình yêu cho những người con với trái tim đôn hậu một tình
cảm nồng nhiệt với đất nước, quê hương.
Nền tảng gia đình cũng chính là động lực thôi thúc chất trữ tình trong thơ
của Tố Hữu. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hóa và sinh
hoạt tinh thần phong phú. Thân sinh ông là một nhà nho nghèo nhưng yêu thơ,
hay sưu tầm ca dao, tục ngữ. Mẹ ông là con gái trong một gia đình nhà Nho,
cũng yêu ca dao, dân ca xứ Huế và giàu lòng thương con. Yếu tố truyền thống
văn hóa gia đình đã sớm định hình trong ông tình yêu với văn học và ngôn ngữ
dân tộc. Ta bắt gặp điều nay trong những tác phẩm của ông, khi ông thường
xuyên sử dụng lồng ghép các thể thức văn học dân gian trong sáng tác của
mình. Những bài thơ lục bát mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển,
dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Chẳng hạn như trong
bài thơ nổi tiếng “Việt Bắc”, Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát cùng kết cấu đối
đáp dân gian quen thuộc:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
(Việt Bắc – “Việt Bắc”)
7
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
Như vậy, ta thấy rằng yếu tố truyền thống văn hóa gia đình và sinh hoạt
tinh thần phong phú đã góp phần định hướng và ảnh hướng lớn đến thơ Tố Hữu.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn trước 1945, nhà thơ còn chịu ảnh hưởng của phong
trào Thơ Mới đương thời về hình thức thơ ca.Trong sự nghiệp sáng tác của mình
Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới như những tiến bộ
về mặt thể thơ, về đề tài. Những bài thơ theo thể thất ngôn trang trọng nhưng
không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, diễn tả được hiện thực
đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Điểm nổi bật của Tố Hữu so với
các nhà thơ đương thời là ông chịu tiếp cận cái mới, biến cái mới sao cho phù
hợp với nền tảng và nét đẹp văn hóa dân tộc. Chính yếu tố này đã tạo nên sự
thành công của nhà thơ trong sự nghiệp văn chương.
Năm 13 tuổi Tố Hữu vào học tại trường Quốc học Huế, tại đây ông được
tiếp xúc với lí tưởng Cộng sản và nhận ra lí tưởng đúng đắn. Tố Hữu sớm giác
ngộ Cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù
thực dân. Thơ ca Tố Hữu gắn liền và phản ánh phong trào đấu tranh giành độc
lập dân tộc. Mỗi bước biến chuyển trong thơ ông đều gắn liền sự nghiệp cách
mạng của đất nước. Quãng thời gian học tập tại trường Quốc học Huế, được tiếp
cận với sách báo tiến bộ của Mác và Ănghen đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp
sáng tác của nhà thơ trong việc định hướng nội dung, tư tưởng cho các tác
phẩm. Như vậy, ảnh hưởng của sách báo tiến bộ, của phong trào cách mạng, của
Đảng cũng là một yếu tố góp phẩn hình thành nên cái tôi trữ tình đặc sắc của tác
giả.
8
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
1.2. Giới thiệu các tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”,
“Máu và hoa”
1.2.1. Tập thơ “Từ ấy”
Tâp thơ “Từ ấy” (1937 – 1946) là chặng đường đầu mười năm thơ của Tố
Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến
trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử diễn
ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và thay đổi xã hội Việt Nam.
Tập thơ gồm ba phần tương ứng với ba chặng đường trong mười năm đầu
hoạt động của người thanh niên cách mạng là Máu lửa, Xiềng xích và Giải
phóng.
Máu lửa gồm hai mươi bảy bài, được viết từ cuối năm 1937 đến đầu năm
1939. Trong thời gian này mặt trận Đông Dương phát triển mạnh dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, đồng thời đây cũng là những năm tháng
mà trên thế giới phong trào chống phát xít bảo vệ dân chủ và hòa bình diễn ra
sôi nổi. Máu lửa là tiếng lòng náo nức của một tâm hồn trẻ đang băn khoăn đi
tìm lẽ sống thì gặp gỡ ánh sáng lí tưởng. Có thể thấy qua bài Từ ấy
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Ánh “Mặt trời chân lí chói qua tim” ấy đã giúp nhà thơ nhận rõ được
những áp bức, bất công trong xã hội, cảm thông sâu sắc với số phận những
người lao động nghèo khó và khơi dậy lòng căm thù giặc, ý chí đấu tranh, niềm
tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp.
9
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
Nếu Máu lửa khắc họa một tâm hồn trẻ reo vui vì đã gặp gỡ được ánh
sáng lí tưởng thì Xiềng xích lại ghi tạc cuộc đấu tranh gay go của người chiến sĩ
cách mạng trong nhà tù thực dân, mặc dù kề cận bên cái chết mà vẫn gửi những
lời trăng trối đầy tin tưởng cho đời. Xiềng xích với ba mươi bài thơ đã thể hiện
sự trưởng thành, vững vàng của người thanh niên vượt qua bao thử thách nguy
hiểm, khó khăn gian khổ, đồng thời bộc lộ một tâm hồn tha thiết yêu đời, mong
muốn một ngày mai tự do, một tương lai tốt đẹp.
Giải phóng là những bài thơ được sáng tác sau khi tác giả thoát khỏi nhà
tù thực dân, tiếp tục hoạt động cách mạng và những ngày đất nước vui tươi,
phấn khởi trong niềm vui độc lập sau khi Cách mạng tháng tám thành công.
Phần này gồm mười bốn bài là sự ca ngợi nồng nhiệt của nhà thơ đối với thắng
lợi của cách mạng, nền độc lập, tự do của tổ quốc, là sự ngất ngây trong niềm
hạnh phúc với cảm hứng lãng mạn trào dâng trước cuộc đổi thay vĩ đại của dân
tộc.
“Từ ấy” là tập thơ đánh dấu mười năm thơ đầu của Tố Hữu, đây là tập thơ
hết sức độc đáo và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc như Đặng Thai Mai đã từng
nhận định rằng: “Từ ấy là tiếng nói cáo trạng nhân danh phẩm giá của con người
lao khổ, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo để chống với một chế độ tàn bạo, nhân
danh cái đẹp của thiên nhiên và nghệ thuật của chân lí để phản công cái xấu, cái
giả dối”.
1.2.2. Tập thơ “Việt Bắc”
Hầu hết các bài trong tập thơ “Việt Bắc” được sáng tác trong những năm
kháng chiến chống Pháp và đã được xuất bản trên báo chí trước khi in thành tập
lần đầu tiên vào năm 1954.
Trong lần in đầu tiên năm 1954, tập thơ “Việt Bắc” gồm 24 bài với bài
đầu tiên là Cá nước, sáng tác năm 1947 và kết thúc với bài Lại về, sáng tác năm
10
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
1954. Tập thơ cũng có 6 bài thơ dịch, bao gồm thơ của Louis Aragon (Pháp),
Konstantin Mikhailovich Simonov (Nga), thơ kháng chiến của Nam Tư và thơ
tuyệt mệnh của ông bà Rosenberg (Mỹ).
Trong những lần in sau đó, tập thơ “Việt Bắc” được bổ sung thêm 4 bài
Đêm xanh, Lạnh lạt, Tình khoai sắn, Trường tôi, sáng tác vào năm 1946.
Về nội dung, tập thơ đã nhấn mạnh cái ta chung của dân tộc, của giai cấp,
như một bản hợp ca của cả một dân tộc anh hùng không chịu khuất phục trước
bất kì kẻ thù nào, trước bất kì khó khăn gian khổ nào để giành được độc lập tự
do. Bản hợp ca đó được xây dựng trên một nền trữ tình phong phú, nổi bật là
hình tượng quần chúng nhân dân kháng chiến. Nhà thơ tập trung thể hiện hình
ảnh những con người đại diện cho quần chúng với những chi tiết bình dị mà
chân thực của cuộc sống, trong mọi hoạt động kháng chiến với tâm tình, ý nghĩ
và tiếng nói của họ. Đó là anh vệ quốc quân đã làm nên chiến thắng Việt Bắc
vang dội:
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh Vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế!
(Cá nước)
Là những người mẹ nông dân chất phác gắn bó tình nghĩa với kháng
chiến, hòa làm một tình thương yêu con với lòng yêu nước:
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra.
11
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.
(Bầm ơi)
Là em bé liên lạc hồn nhiên, anh dũng ngã xuống trên cánh đồng quê
tháng mười dưới làn đạn giặc mà linh hồn và hình ảnh của em vẫn còn mãi với
quê hương đất nước:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
(Lượm)
Mặt khác, là tập hùng ca của kháng chiến toàn dân tám năm ròng rã chống
bọn xâm lăng, “Việt Bắc” phản ánh đầy đủ con đường chiến đấu gian lao và sự
trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc kháng
chiến. Đó là tiếng hát mở đường (bài Phá đường); tiếng hò kéo pháo lên chiến
dịch (bài Voi); nỗi lòng bà mẹ nhớ con (bài Bầm ơi); nguồn sáng nơi căn nhà của
cụ Hồ (bài Sáng tháng năm); bước chân người chiến sĩ vào trận tuyến nơi núi
rừng Tây Bắc (bài Lên Tây Bắc); niềm hân hoan trước chiến công lừng lẫy tại
Điện Biên Phủ (bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên); niềm vui chiến thắng và hòa
bình trên bước đường đi tới (bài Ta đi tới); nỗi nhớ nhung và lời hẹn ước giã từ
thủ đô gió ngàn (bài Việt Bắc)…
Một trong những điểm nổi bật của tập thơ là sự khắc họa chân thực những
nhân vật văn học đại diện cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam kháng chiến,
những con người mới của thời đại mới, mà nổi bật trong đó là hình ảnh Hồ Chí
12
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
Minh hiện thân cho tinh hoa và trí tuệ của dân tộc. Về mặt nghệ thuật, các bài
thơ trong thi tập sử dụng nhiều thể thơ như thơ tự do, thơ ngũ ngôn, đặc biệt là
các thể thơ dân tộc như thơ lục bát và thơ xen song thất lục bát. Tuy được đánh
giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc
của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập
thơ cũng chưa được nhìn thấy.
Tập thơ “Việt Bắc” được tặng giải nhất về thơ của Giải thưởng văn học
giai đoạn 1954-1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam.
1.2.3. Tập thơ “Gió lộng”
“Gió lộng” là tập thơ nổi bật của Tố Hữu, gồm 25 bài, được sáng tác trong
khoảng thời gian từ năm 1955 đến 1961. Tập thơ được Tố Hữu viết trong
khoảng thời gian miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam đang
tiếp tục đấu tranh chống Mỹ. “Gió lộng” là bài ca vui kiến thiết chủ nghĩa xã hội
trên một nửa nước Việt Nam, là tiếng thét căm thù, đấu tranh với bọn bán nước
và cướp nước ở miền Nam Việt Nam.
Sau năm 1954, ở miền Bắc, nhân dân ta náo nức bắt tay vào công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, khôi phục và phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương
chiến tranh, hợp tác hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây
dựng và phát triển kinh tế, văn hoá:
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê
Sớm trưa, tiếng trống đi về trong thôn
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
13
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
“Tiếng trống đi về” nghe thật rộn rã, tươi vui, náo nức. Nông thôn là thế,
còn thành thị thì
Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
Như hôm nay giữa công trường đỏ bụi
Những đoàn xe vận tải nối nhau đi
(Bài ca mùa xuân 1961)
Cuộc sống mới và con người mới trên đất nước Việt Nam cũng như trên
các đất nước xã hội chủ nghĩa anh em đã đưa lại cho “Gió lộng” những vần thơ
tươi vui, đầm ấm, phơi phới lạ thường
Xuân ơi xuân, vui tới mông mênh
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
Thơ đã hát, mắt trong lời chúc:
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh!
(Bài ca mùa xuân 1961)
Ở “Gió lộng”, cuộc sống xã hội chủ nghĩa là cuộc sống “thiên đường”,
cuộc sống “bình minh dậy”, là “cuộc sống gió lộng đường khơi”. Trên đất nước
mình đã vậy, khi đi trên đất nước anh em, nhà thơ vẫn thấy vẻ đẹp của cuộc
sống và con người xã hội chủ nghĩa là vẻ đẹp và cuộc sống của con người có tự
do. Cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa đã đưa lại cho thơ Tố Hữu cảm hứng anh
hùng trong lao động xây dựng sáng tạo. Đôi cánh lãng mạn cách mạng của thơ
Tố Hữu dường như càng bay cao hơn:
14
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
Ồ đâu phải, qua đêm dài lạnh cóng
Mặt trời lên là hết bóng mù sương
Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bỗng chốc hoá thiên đường
(Mùa thu mới)
Đặc biệt, “Gió lộng” đã ghi lại được hình ảnh vị lãnh tụ của cách mạng
Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới
Bác đi, muôn dặm đường xa
Hôm nay tuyết lạnh, nay vừa nắng lên
Bác về, tóc có bạc thêm?
Năm canh, bốn biển, có đêm nghĩ nhiều?
(Cánh chim không mỏi)
Hiện thực nước ta trong thời kỳ 1954 – 1961 không chỉ có miền Bắc xây
dựng chủ nghĩa xã hội mà còn có miền Nam đang kiên cường đấu tranh chống
Mỹ – Nguỵ. Cuộc sống mà bè lũ xâm lược dựng nên ở miền Nam là “cõi chết, là
“cơn ác mộng”, cuộc sống mà “thịt rơi máu chảy đêm dài”, có “nghìn hồn oan
bay khắp nhân gian”… Đứng trên đỉnh cao của cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa,
nhà thơ giáng xuống đầu bọn Mỹ và tay sai một mỗi căm thù mang sức mạnh
của bão tố
Bão ngày mai là giá nổi hôm nay!
Trời chớp giật, tất đến ngày sét đánh!
15
Nhận diện và miêu tả “cái tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu qua năm tập thơ
“Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”
(Thù muôn đời muôn kiếp không tan)
Nhưng hiện thực miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1961 mà “Gió lộng”
phản ánh chủ yếu không phải là bộ mặt của bọn Mỹ – Diệm, không phải là cuộc
sống ngột ngạt, đen tối mà chúng đã dựng nên với những tội ác man rợ mà chủ
yếu chính là hình ảnh những con người và cuộc sống của nhân dân cách mạng
trong máu lửa vẫn kiên trì đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân
chủ ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Cuộc đấu tranh vì độc
lập tự do đã được phản ánh với sức sống không gì dập tắt nổi
Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng
Gió càng lay càng vững thành đồng
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Trong kháng chiến, tình cảm Bắc Nam cũng trở thành biểu tượng tươi đẹp
của tình yêu nước thắm thiết. Tình cảm sâu nặng đối với miền Nam thể hiện qua
sự day dứt, canh cánh khôn nguôi :
Tôi viết cho ai bài thơ 61?
Đêm đã khuya rồi, rét về tê buốt
Hà Nội rì rầm… Còi thổi ngoài ga
Một chuyến tàu chuyển bánh đi xa
Tiếng xình xịch, chạy dọc đường Nam Bộ…
(Bài ca xuân 1961)
16