Kỹ Năng Sống

Hôn nhân kỳ lạ của nhà giáo ưu tú nguyễn ngọc ký với hai chị em ruột

(Thethaovanhoa.vn) – Nhà giáo ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký là tác giả của hơn 30 đầu sách văn học các loại, phần lớn viết cho thiếu nhi. Từ kho văn liệu này, 3 bài thơ Nặn đồ chơi, Con đường làng và Em thương từng được tuyển vào sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học những năm trước năm 2000.

Gặp lại tác giả được đưa vào sách giáo khoa (Kỳ 33): Nhạc sĩ Lê Xuân Thọ và con cò đồng dao

Vào những năm 90 cuối thế kỷ trước, khi làm bộ giáo khoa tiếng Việt (bộ hiện hành, phát hành từ năm 2000) các nhà biên soạn đã đưa ca từ bài hát Mẹ có yêu không nào của Lê Xuân Thọ vào trang 131 sách Tiếng Việt 1 (tập 1) làm bài đọc, khi các cháu chưa học hết vần tiếng Việt, mới học tới các vần “um” và “im” có trong ca từ này: Khi đi em hỏi/ Khi về em chào/ Miệng em chúm chím/ Mẹ có yêu không nào.

Cho tới hôm này bài Em thương vẫn còn trong sách Tiếng Việt 3 (tập 2) bộ hiện hành: Em thương làn gió mồ côi/ Không tìm thấy bạn vào ngồi trong cây/ Em thương sợi nắng Đông gầy/ Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng…

Câu chuyện hiếu học

Và ở sách Tiếng Việt 4 (tập 1 trang 107) có bài Bàn chân kỳ diệu kể chuyện bé Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay từ nhỏ, không thể cầm bút viết, nhưng thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký tự tìm vào lớp 1, xin học.

Cô giáo Cương không dám nhận một học sinh có khuyết tật cơ thể như thế. Nhưng rất thương! Mấy hôm sau cô Cương tới thăm Ký, nhìn thấy Ký đang ngồi trong sân nhà mình, dùng chân hí hoáy tập viết, cô giáo xúc động, nhận Ký vào lớp mình. Cô Cương và các bạn trong lớp trải cho Ký một manh chiếu cói cuối lớp để Ký ngồi học, kẹp bút vào ngón chân tập viết trên trang giấy. Ký học ngày càng giỏi, được kết nạp Đội, được Bác Hồ tặng huy hiệu Hồ Chí Minh.

Xem thêm :  Tổng hợp 99+ tin nhắn chúc tết 2022 ý nghĩa và ấn tượng nhất

Bài “Bàn chân kỳ diệu” (trong sách Tiếng Việt 4) kể chuyện Nguyễn Ngọc Ký đi học

Câu chuyện này, trước khi vào giáo khoa đã được anh “Bóng Nhựa” trên báo Thiếu niên Tiền phong – nhà văn Cửu Thọ, viết thành bài. Cho tới năm 1970 sau khi tốt nghiệp khoa ngữ văn ĐH Tổng hợp Hà Nội, chính Nguyễn Ngọc Ký viết thành tự truyện Những năm tháng không quên (còn có tên là Tôi đi học) in ở NXB Kim Đồng. Ở chương 3 sách này, tác giả trẻ Nguyễn Ngọc Ký đã có những “phục bút”, những “thắt nút” thật hay về chuyện xin vào học.

“Cô cúi xuống hỏi lại: “Hả… em nói gì?”. “Dạ… em muốn vào học”. Cô Cương ngẩng lên, thở nhẹ, rồi cúi xuống nâng nâng đôi tay mềm nhũn của tôi lên: “Thôi nhé, em về nhà chơi, vài năm nữa cô sẽ nhận em vào lớp”. Khi cô Cương nói đến đấy không hiểu sao tôi bỗng òa lên khóc. Tôi khóc to lắm, cứ như vừa bị ai đánh vậy. Cô Cương nâng vạt áo lau nước mắt cho tôi và… dẫn tôi ra ngõ!” (tr.18).

Với câu chuyện hiếu học, câu chuyên dấn thân vượt khó từ tấm bé như thế, chuyện đời tác giả Nguyễn Ngọc Ký vào giáo khoa, trước văn chương của chính tác giả này!

Nguyễn Ngọc Ký “biểu diễn” viết bằng chân

Thầy dạy “viết bằng chân”

Cũng rất hiếm hoi là chuyện thầy giáo cử nhân văn chương Nguyễn Ngọc Ký ngoài việc dạy văn còn nhận dạy thêm môn… viết bằng chân. Chuyện thế này, ngày 14/6/2007, cậu bé lớp 9 Hoàng Em dưới huyện Măng Thít (tỉnh Vĩnh Long) ra lò gạch của ông chủ Nguyễn Văn Linh, tiếp tục đứng máy nén gạch nhằm kiếm đủ 150.000 đồng mua lại chiếc xe đạp cũ để hết Hè đi học trường huyện – Trường THPT Măng Thít.

Hoàng Em bỏ đất vào cối ép thì vô ý đánh rơi cây vít đồ nghề (dùng để cạy sỏi, sạn) xuống miệng cối đang chạy. Tính nhặt cây vít, Hoàng Em đưa tay trái vào miệng cối. Cối ngoạm tay trái. Bấn lên, Hoàng Em lấy tay phải tính cứu tay trái, thế là cối nghiến cả hai tay.

Xem thêm :  Cầu treo konklor - konklor bridge

Biết chuyện buồn này, mấy tháng sau, chi hội từ thiện Bảo Hòa thuộc hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM phần công tôi – người viết bài này – mời thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký xuống thăm Hoàng Em để khuyến khích, động viên và truyền kinh nghiệm dùng đôi chân làm tất cả những việc đôi tay có thể làm: Đánh răng, rửa mặt, đút cơm, cầm máy điện thoại và… viết văn.

Nguyễn Ngọc Ký dạy Hoàng Em sử dụng kéo bằng chân

Thầy Ký tới trường THPT Măng Thít, vào tận lớp của Hoàng Em mà truyền bí kíp: “Không có tay thì cầm bút bằng chân. Khó gì! Nhưng dù cầm bút bằng tay hay chân thì vẫn phải viết bằng cái đầu. Các em hãy giúp Hoàng Em học tập để trở thành người lao động trí óc”. Nói xong thầy Ký gấp tờ giấy màu bằng chân, cầm kéo bằng chân, cắt hoa bằng chân và nhờ một nữ sinh trong lớp gắn hoa đỏ lên ngực Hoàng Em. Cậu học trò lớp 9 tập viết bằng chân năm ấy, nay đang gõ phím máy vi tính bằng chân tại Công ty Giải pháp công nghệ Na An, sau khi đã tốt nghiệp loại giỏi ở Trung tâm đào tạo lập trình viên CNC Aptech TP.HCM.

Tình thầy trò thắm thiết

Nhà văn – phóng viên báo Nhân dân Bình Nguyên Trang đã 2 kỳ đại hội đại biểu Hội Nhà văn VN, lần IX và X đều được gặp “người thầy đầu tiên” dạy mình viết văn – thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy cũng là đại biểu chính thức.

Bình Nguyên Trang kể về những ngày được thọ giáo thấy Ký: “Năm tôi 10 tuổi, đang học lớp 4 trường làng thì thi đậu vào lớp chuyên văn trường năng khiếu của huyện nhà Hải Hậu, Nam Định. Bố đưa tôi đến trường, dẫn đến gặp thầy Nguyễn Ngọc Ký, người thầy tôi ngưỡng mộ, nhà thơ mà tôi đã “thuộc lòng” nhờ từng được học về thầy trong sách giáo khoa trước đó. Thầy lại là bạn học với bố tôi, ngày trước.

Xem thêm :  Bế tắc vì nợ nần: lời khuyên và cách giúp bạn vượt qua

Những năm tháng được là học trò của thầy Nguyễn Ngọc Ký thật nhiểu kỷ niệm, nhiều kinh nghiệm viết, đến giờ còn nhớ. Phòng của thầy sát vách với lớp học, cũng là nơi ăn ngủ của bọn trẻ chúng tôi. Mỗi tối, trong ánh đèn dầu, trong tiếng dế kêu, trong tiếng lá rơi, gió thổi ngoài sân trường, trong ánh sao mờ tỏ xa xa trên bầu trời, chúng tôi ngồi nghe thầy kể chuyện và đọc thơ. Thầy đã chỉ cho tôi cái hay, cái đẹp của nhiều tác phẩm văn chương và làm cho tôi hiểu một điều cơ bản, là cuộc sống sẽ trở nên buồn tẻ và nhàm chán đến nhường nào, nếu không có văn học nghệ thuật”.

Nguyễn Ngọc Ký và vợ


NHÀ GIÁO ƯU TÚ THẦY NGUYỄN NGỌC KÝ | GÕ CỬA THĂM NHÀ | VIVU TV


NHÀ GIÁO ƯU TÚ THẦY NGUYỄN NGỌC KÝ | GÕ CỬA THĂM NHÀ | VIVU TV
Gõ Cửa Thăm Nhà cùng 2 MC Quốc Thuận và Ngọc Lan đến thăm nhà của Nhà Giáo Ưu Tú Thầy Nguyễn Ngọc Ký.
Khi lên 4 tuổi, Thầy Ký bị bệnh và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Tuy khó khăn nhưng Thầy vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình.
…..Cổ tích một chuyện tình….
Trước khi khuất núi, lời thỉnh cầu cuối cùng và tâm huyết nhất của vợ Thầy Ký là nhờ người em gái ruột là cô Vũ Thị Đậu thay mình chăm sóc chồng. Cả hai gia đình phản đối, khuyên can, cô Đậu chỉ biết lặng lẽ, thương chị lắm, lời trăn trối của chị luôn dằn vặt trong tim cô.
Giờ đây, trong những buổi nói chuyện hay các cuộc giao lưu, người ta thường nhìn thấy bóng dáng một người phụ nữ phía sau Thầy Nguyễn Ngọc Ký khi cần sẽ cài lại cho Thầy cái nút áo bị tuột, ôm cho Thầy bó hoa và theo Thầy đi khắp các ngả đường đến khi nào đôi chân của Thầy dừng bước.
\

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button