Chiến lược marketing của Nestle – Chiếm lĩnh thị trường bằng sản phẩm

Trong số chúng ta chắc hẳn cũng đã ít nhiều từng sử dụng sản phẩm của Nestle. Nestle là một cái tên vô cùng quen thuộc ở VIệt Nam và trên toàn thế giới trong ngành FMCG. Dù cho đây là một trong những ngành có sự cạnh tranh gắt gao nhất nhưng Nestle vẫn hiên ngang đứng vững trên thị trường. Chiến lược marketing của Nestle đóng vai trò rất lớn để thực hiện điều mà ít thương hiệu nào có thể đạt được đó. Cùng tìm hiểu chiến lược Marketing mix của Nestle để xem tại sao Nestle lại phát triển mạnh mẽ đến như thế trong bài viết sau.
Mục Lục
Tổng quan về Nestle
Nestle SA tên đầy đủ là Société des Produits Nestlé S.A là một tập đoàn chuyên về sản xuất thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới. Tập đoàn có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sỹ với ngành mũi nhọn là cà phê và nước khoáng. Ngoài ra họ còn kinh doanh sản xuất các sản phẩm khác như: các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, đồ ăn sẵn, cà phê hòa tan, thức ăn cho trẻ và dược phẩm. Tiền thân là công ty sữa đặc Anglo – Swiss thành lập vào năm 1912 ở Malaysia cho đến 1939 thì mở rộng sang Kuala Lumpur. Bắt đầu từ nhà máy đầu tiên ở Petaling năm 1926, đến nay Nestle đã phát triển và sở hữu 8 nhà máy lớn với 6 đại lý phân phối trên toàn thế giới. Đến nay, Nestle SA đã ngày càng củng cố sự vững mạnh của mình khi sở hữu nhiều công ty con trên toàn thế giới cùng với lượng website trên khắp 104 nước, đạt mức doanh thu lên tới 71 tỷ đô mỗi năm.
Ngay từ khi bắt đầu thành lập, Nestle đã có tư tưởng vươn ra thị trường quốc tế và ý thức được những sản phẩn của họ phải phù hợp, gần gũi với tập tục, văn hóa của các địa phương. Cũng chính vì lý do này, ngay từ khi bắt đầu, Nestle đã cho thấy sự tôn trọng nền đa dạng văn hóa truyền thống ở những quốc gia mà họ đặt chân đến. Nestle đề cao phương châm luôn nỗ lực kết hợp hài hòa hai yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp với đặc tính lâu đời của các địa phương. Nestle tin rằng, tạo ra các giá trị cộng đồng nơi họ đến mới là tiền đề giúp công ty duy trì hoạt động lâu dài và hiệu quả.
Giới thiệu tổng quan về Nestle? Tìm hiểu chiến lược marketing mix của Nestle (Ảnh: Internet)
Có thể thấy ngay từ lúc bắt đầu, Nestle đã có định hướng hướng quốc tế hóa phát triển đúng đắn và những chiến lược kinh doanh phù hợp với các nền văn hóa khác nhau. Phương châm “Think globally, act locally” – suy nghĩ toàn cầu, hoạt động địa phương được Nestle áp dụng cực kỳ khôn khéo. Đây cũng chính là lý do góp phần tạo nên thành công cho các chiến lược marketing của Nestle về sau.
Sơ lược tổng quan về Tập đoàn Nestle
– Thành lập: 1866
– Trụ sở: Vevey, Thụy Sĩ
– Người sáng lập: Henri Nestlé
– Giám đốc điều hành: Ulf Mark Schneider (1 thg 1, 2017)
– Ngành: Thực phẩm
– Khẩu hiệu: Good Food, Good Life.
– Trang web: http://www.nestle.com/
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Milo – Sản phẩm được yêu thích nhất tại Việt Nam
Chiến lược marketing của Nestle và những điều bạn chưa biết
Chiến lược sản phẩm của Milo – Product
Như chúng ta đã tìm hiểu về Nestle thì đây là một doanh nghiệp trong ngành FMCG. Các sản phẩm của Nestle chủ yếu là sản phẩm đồ dùng hằng ngày, đồ uống, thực phẩm trong gia đình. Ngay từ đầu, chiến lược marketing của Nestle đã mong muốn có thể “Mang từng sản phẩm đến với từng gia đình”. Chính vì thế, các sản phẩm mà Nestle tạo ra đều phù hợp với nhu cầu của mọi gia đình cụ thể như:
- Các sản phẩm từ sữa: Nestle có rất nhiều sản phẩm được nuôi dưỡng từ sữa có thể kể tới như NEstle Slim, Nestle mỗi ngày,…
- Sô-cô-la: Đây được xem là loại sản phẩm mang lại thành công cho Nestle. Một số sản phẩm nổi bật có thể kể tới như Kitkat, Munch, Eclairs, Polo, Milky Bar.
- Đồ uống: Nescafe là một trong những thương hiệu cafe lớn nhất thế giới và tất nhiên nó là một trong những sản phẩm của Nestle.
- Sẵn sàng để nấu các loại thực phẩm: Hiểu được khó khăn trong việc nội trợ của các chị, các mẹ. Nestle đã nghiên cứu ra các dòng ản phẩm phụ giúp nấu ăn như Maggi. Maggi là sản phẩm giúp các món ăn gia đình ngon hơn. Ở Việt Nam thì các sản phẩm Maggi cũng được tin tưởng và sử dụng.
Chiến lược đa dạng sản phẩm của Nestle mang lại sự thành công cho hãng trên toàn thế giới (Ảnh: Internet)
Nestle có tới hơn 8000 thương hiệu với các sản phẩm trên thị trường và họ đã tự tạo ra hệ sinh thái cho mình. Đây được xem là một thế mạnh của hãng vì nó sẽ giúp khách hàng có được nhiều sự lựa chọn. Chắc chắn rằng trong nhà bạn ít nhiều cũng sẽ có một sản phẩm của Nestle. Nestle tin rằng “thành công được xây dựng dựa trên chất lượng”. Đây cũng chính là lý do mà Nestle nghiên cứu thói quen sử dụng của mỗi thị trường để có được sản phẩm phù hợp. Đây có phải chiến lược cạnh tranh của Nestle hay không thì chúng ta đều tự có câu trả lời cho mình.
Chiến lược giá của Nestle – Price
Bởi Nestle có cả một hệ sinh thái sản phẩm và họ hướng tới đối tượng là các gia đình. Nestle mong muốn sản phẩm của mình có thể tiếp cận nhiều người nhất nên họ đã lựa chọn chiến lược định giá thấp. Hơn nữa, Nestle cũng sẽ điều chỉnh giá bán nếu họ nhận thấy giá đó chưa phù hợp. Việc có thể giúp mọi người tiếp cận được sản phẩm của họ là một trong những kế hoạch trong chiến lược thâm nhập thị trường của Nestle.
Chiến lược phân phối của Nestle – Place
Hiện nay, Châu Âu và Châu Mỹ là hai thị trường mang lại phần lớn doanh thu cho Nestle. Nestle lựa chọn kênh phân phối xuất từ xưởng và gửi tới các C&F (Một dạng nhà kho để lưu giữ sản phẩm). Sau đó mới gửi tới các nhà phân phối => nhà bán lẻ. Chính vì vậy, nhà phân phối lớn hoàn toàn có thể nhận được mức giảm giá tốt hơn.
Ngoài ra, lý do khiến Nestle thành công ở nhiều nơi trên thế giới cũng một phần nhờ sự phân đoạn thị trường khôn khéo của họ. Chiến lược marketing của Nestle quá bài bản đã giúp họ thâm nhập nhiều thị trường để tạo nên độ phủ rộng lớn ở những nơi họ nhắm tới. Nhận ra được Châu Á là một thị trường tiềm năng, Nestle đã thực hiện nhiều hoạt động ở các quốc gia thuộc châu lục này để mở rộng thị phần.
Chiến lược phân phối của Nestle thành công nhờ những tính toán trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Nestle (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Starbucks
Chiến lược truyền thông của Nestle
Nestle luôn sử dụng hình thức truyền thông gắn liền với sản phẩm và thương hiệu của họ. Thông qua các chiến lược truyền thông của mình, Nestle đã truyền tải thông điệp tới khách hàng, người tiêu dùng. Nestle đã lựa chọn quảng cáo từng sản phẩm một để khách hàng dễ dàng nhớ tới sản phẩm của họ hơn. Trước đây, khi Nescafe xuất hiện ở Việt Nam, Nestle đã thành công khi sử dụng hình ảnh cốc cafe màu đỏ trên tay với mùi hương thơm giúp người dùng nhớ mãi. Việc truyền thông gắn với từng sản phẩm riêng lẻ này đã khiến độ nhận diện của Nescafe ở mức độ rất lớn. Ở Việt Nam, Nescafe cũng đã có cho mình một lượng thị phần không nhỏ dù cho Việt Nam là một đất nước mạnh về cafe.
Hơn nữa, như chúng ta đều biết thì Maggi là sản phẩm quan trọng khi nó được quảng cáo có thể kết hợp với đồ ăn nhẹ trong 2 phút. Khi quảng cáo được phát sóng, rất nhiều bà mẹ đã ghi nhớ thông điệp đó và đây cũng là mong muốn của Nestle. Tại Ấn Độ, Maggi càng thành công hơn khi số lượng người sử dụng mì gói ở đấy chiếm tới 50% thị phần và sự kết hợp của Maggi và mì gói đem lại hương vị hoàn hảo. Sự hiện diện mạnh mẽ của Nescafe và Maggi đã giúp Nestle thu về doanh thu rất lớn… Tất nhiên, việc sử dụng quảng bá hình ảnh trên TV, báo chí, quảng cáo trực tuyến là những thứ Nestle chưa từng bỏ qua.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Unilever
Tạm kết
Hy vọng rằng qua bài viết trên các bạn đã có thêm hành trang kiến thức thông qua chiến lược marketing của Nestle. Có thể thấy, đây là một chiến lược có nhiều nét tương đồng với các chiến lược khác trong ngành FMCG. Tuy nhiên, dù trong chiến dịch nào thì Nestle cũng đã làm tới cùng, điều này đã giúp Nestle có được sự khác biệt để thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Có lẽ rằng, trong một thời gian rất dài sắp tới thì không cái tên nào có thể sánh ngang với thương hiệu toàn cầu này.
Ashley Nguyen – duavang.net
5
/
5
(
1
bình chọn
)