Bản đồ Thừa Thiên Huế khổ lớn về hành chính và du lịch, quy hoạch

Thừa Thiên – Huế đang đứng trước cơ hội và thử thách để xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương. Tìm hiểu bản đồ Huế về hành chính, giao thông và du lịch.
Logo biểu trưng tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, từng là kinh đô Phú Xuân, sở hữu nhiều tiềm năng kinh tế biển như du lịch, khai thác thủy hải sản, đầm phá…
Mục Lục
I. Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế mới nhất, kích thước lớn
1. Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế online
Hình ảnh bản đồ Thừa Thiên Huế từ vệ tinh trên Google Map
2. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (click vào ảnh để xem chi tiết)
3. Bản đồ giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế
4. Bản đồ du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ khu di tích cố đô Huế
Thừa Thiên – Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Với gần 1000 di tích bao gồm di tích lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo, di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có 5 di sản văn hóa được thế giới công nhận, đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế. Mới đây, Huế cùng 8 tỉnh, thành phố khác tiếp tục trở thành chủ nhân của thêm một di sản vừa được UNESCO công nhận đó là nghệ thuật bài chòi.
Thừa Thiên – Huế có hơn 500 lễ hội; đặc biệt, Festival Huế đã tạo nên nét độc đáo cho vùng đất này. Nhiều làng nghề cũng đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, tạo sự hấp dẫn khách du lịch như các làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình… Ngoài ra là vịnh Lăng Cô, nằm trong TOP vịnh biển đẹp nhất thế giới.
5. Bản đồ quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Huế đến năm 2030
II. Giới thiệu tổng quan tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Đơn vị hành chính và dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên là 5.025,30 km2 và dân số là 1,283 triệu người (năm 2019). Tỉnh có 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện trực thuộc, trong đó 145 đơn vị hành chính cấp xã:
- 98 xã,
- 39 phường,
- 8 thị trấn.
a. Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế
Tên
Diện tích(km²)
Dân số (người)
Đơn vị Hành chính cấp xã
Thành phố
Huế
71,8
455.230
27 phường
Thị xã (2)
Hương Thủy
458,2
118.510
5 phường, 7 xã
Hương Trà
519
132.400
7 phường, 8 xã
Huyện (6)
A Lưới
1.233
56.370
1 thị trấn, 17 xã
Nam Đông
652
32.050
1 thị trấn, 9 xã
Phong Điền
953,8
114.820,00
1 thị trấn, 15 xã
Phú Lộc
730
140.270
2 thị trấn, 15 xã
Phú Vang
280,3
182.141
2 thị trấn, 17 xã
Quảng Điền
165,2
92.750
1 thị trấn, 10 xã
b. Dân số tỉnh Thừa Thiên – Huế
Tổng cộng
1.128.620 người
Thành thị
558.396 người (49,5%)
Nông thôn
570.224 người (50,5%)
Mật độ
233 người/km²
Dân tộc
Việt, Tà Ôi, Cơ Tu, Bru – Vân Kiều, Hoa
Mã điện thoại
234
Biển số xe
75
2. Vị trí địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có đồng bằng khá màu mỡ và nhiều đầm phá ven biển.
Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với Lào) và giáp biển Đông.
Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý tiếp giáp với:
- Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Phía Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66 km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km.
- Phía Tây có ranh giới tỉnh kéo dài từ điểm phía Bắc đến Nam là biên giới với Lào, dài 87,97km.
- Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120 km.
3. Lịch sử hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
Từng tìm thấy nhiều trống đồng có lịch sử mấy ngàn năm tại Phong Mỹ, Phong Điền.
Năm 1306, châu Thuận, châu Hóa thuộc về lãnh thổ Đại Việt và đặt quyền cai trị sau cuộc hôn nhân của Huyền Trân công chúa.
Thế kỷ 16, chúa Nguyễn Hoàng mở đầu cơ nghiệp các chúa Nguyễn bằng việc xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.
Việc chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long mở đầu quá trình đô thị hóa của thành phố Huế.
Thế kỷ 17, hình thành đô thị Phú Xuân. Phú Xuân trở thành thủ phủ Đàng Trong và kinh đô nước Việt suốt 3 thế kỷ.
Năm 1832, Minh Mạng cho lập phủ Thừa Thiên.
Năm 1959, tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế độc lập về hành chính.
Năm 1975, hợp nhất 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên là tỉnh Bình Trị Thiên.
Năm 1989, tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Đến năm 2021, tỉnh Thừa Thiên – Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 1 thành phố Huế là tỉnh lỵ, 2 thị xã là Hương Thủy, Hương Trà và 6 huyện bao gồm Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông.
Bạn có thể xem thêm bản đồ 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ:
Bản đồ Thanh Hóa | Bản đồ Nghệ An |
Bản đồ Hà Tĩnh
|
Bản đồ Quảng Bình
|
Bản đồ Quảng Trị
| Bản đồ Thừa Thiên Huế
4. Thông tin liên hệ cơ quan nhà nước tại Thừa Thiên Huế
Nội dung
Thông tin liên hệ
Cơ quan nhà nước
Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Địa chỉ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Điện thoại Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
+84 234 3820 237
Email Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
[email protected]
Website cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế
thuathienhue.gov.vn
Báo cơ quan ngôn luận tỉnh Thừa Thiên Huế
baothuathienhue.vn
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế
trt.com.vn
III. Bản đồ các huyện, thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Bản đồ thành phố Huế
Thành phố Huế có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang
- Phía tây và phía bắc giáp thị xã Hương Trà
- Phía nam giáp thị xã Hương Thủy.
Thành phố tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, cách thủ đô Hà Nội 668 km về phía nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1039 km về phía bắc, cách Đà Nẵng 105 km về phía bắc.
Bản đồ thành phố Huế
Bản đồ hành chính thành phố Huế
2. Bản đồ thị xã Hương Thủy
Thị xã Hương Thủy có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
- Phía Tây giáp thị xã Hương Trà và huyện A Lưới
- Phía Nam giáp huyện Nam Đông
- Phía Bắc giáp thành phố Huế và huyện Phú Vang
Bản đồ thị xã Hương Thủy
– Số đơn vị hành chính: 05 phường và 07 xã
3. Bản đồ thị xã Hương Trà
Thị xã Hương Trà có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy.
- Phía Tây giáp huyện Phong Điền
- Phía Nam giáp huyện A Lưới
- Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang.
Bản đồ thị xã Hương Trà
Đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Hương Trà: 01 thị trấn và 15 phường, xã theo địa hình chia làm 3 vùng:
- Vùng miền núi và gò đồi có 5 xã: Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình và Hương Thọ.
- Vùng đồng bằng và bán sơn địa có 8 phường và thị trấn: Hương Hồ, Hương Chữ, Hương An, Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vân, Hương Toàn, Hương Vinh và Thị trấn Tứ Hạ.
- Vùng đầm phá và ven biển có 2 xã: Hương Phong và Hải Dương.
4. Bản đồ huyện Phong Điền
Huyện Phong Điền có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp với huyện Quảng Điền,
- Phía Đông Nam giáp với thị xã Hương Trà,
- Phía Đông Bắc giáp biển Đông,
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Quảng Trị.
- Phía Nam giáp với huyện A Lưới,
Bản đồ huyện Phong Điền
Số đơn vị hành chính:15 xã và 01 thị trấn.
5. Bản đồ huyện Quảng Điền
Quảng Điền là huyện nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 15 km.
- Phía Đông và Nam giáp thị xã Hương Trà
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phong Điền
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông.
Bản đồ huyện Phong Điền
Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền
– Số đơn vị hành chính: 10 xã và 01 thị trấn.
6. Bản đồ huyện Phú Vang
Huyện Phú Vang có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp thành phố Huế và thị xã Hương Thủy
- Phía Nam giáp huyện Phú Lộc
- Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà
Bản đồ huyện Phú Vang
Số đơn vị hành chính: 19 xã và 01 thị trấn.
7. Bản đồ huyện Phú Lộc
Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp huyện Nam Đông.
- Phía Nam giáp Đà Nẵng
- Phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang
Bản đồ huyện Phú Lộc
Số đơn vị hành chính: 16 xã và 02 thị trấn.
8. Bản đồ huyện A Lưới
Huyện A Lưới có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế)
- Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước CHDCND Lào)
- Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam)
- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và Đakrông (tỉnh Quảng Trị)
Bản đồ huyện A Lưới
– Số đơn vị hành chính: 01 thị trấn và 20 xã.
9. Bản đồ huyện Nam Đông
Huyện Nam Đông có Vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
- Phía Tây giáp huyện A Lưới
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
- Phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy.
Bản đồ huyện Nam Đông
– Số đơn vị hành chính: 10 xã và 01 thị trấn.
Thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế có những khó khăn nhất định, nhưng với tiềm năng sẵn có, mông rằng Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương trong tương lai gần.
Hy vọng bài viết bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp kiến thức hữu ích cho quý vị và các bạn!
Nguồn: Nhadatmoi.net
3
/
5
(
2
votes
)
Hiro Nguyen
Chuyên gia thiết kế Nội thất – Bất Động Sản.
Với kinh nghiệm 3 năm trải qua từ thiết kế nội thất, xây dựng kiến trúc. Các bài viết của tôi hướng tới sự chia sẻ và muốn cung cấp cho quý độc giả những thông tin thiết thực.
See author’s posts