Kiến Thức Chung

Ảnh hưởng của nho giáo tới gia đình hàn quốc hiện đại

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:20

… Nho giáo đại, Nxb Hakjin, Hàn Quốc Hwang Ui-dong (2002), Đối thoại Nho giáo đại, Nxb YeMun, Hàn Quốc 10 Ủy ban biên soạn quốc gia: Sự biến đổi sống tự mang tính Nho giáo, Nxb Du San Dong A, Hàn. .. gia đình giữ gìn xã hội Hàn Quốc có phải xa cách địa lý Những ảnh hưởng tiêu cực Nho giáo tính gia trưởng, nam tôn nữ ti, bạo hành gia đình dần bị thu hẹp lại chưa thể loại bỏ hoàn toàn Gia đình. .. Thu Lương (2011), Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến đại, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Seoul, Xã hội Hàn Quốc đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2008 Kim Seong Beom, Kim Nghiªn cøu khoa häcV¨n hãa – x· héi¶nh h-ëng cña nho gi¸o tíi gia ®×nh hµn quèc hiÖn ®¹iLý xu©n chung*Tóm tắt: Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ suốt mấychục năm cuối thế kỷ XX, hệ thống gia đình ở Hàn Quốc đã có những chuyển biến về mặtcăn bản, từ mô hình gia đình lớn chuyển sang gia đình nhỏ, đời sống văn hóa vật chất vàtinh thần cũng biến đổi theo cuộc sống đô thị văn minh, hiện đại. Nhưng, đời sống tinh thầnkhông biến đổi hoàn toàn mà vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nằm trong tầngsâu ý thức của con nguời Hàn Quốc. Sự ảnh hưởng đó diễn ra theo cả hai hướng tích cực vàtiêu cực. Bài viết sẽ phân tích cả hai hướng trên nhằm nhận diện đúng đắn gia đình HànQuốc thời hiện đại.Từ khóa: Hàn Quốc, Nho giáo, Gia đình, Hiện đại1. Ảnh hưởng tích cực*Khác với tư tưởng phương Tây tôn trọngtự do cá nhân, tư tưởng phương Đông nóichung và đặc biệt là Nho giáo luôn xem xétcá nhân con người trong tổng hòa của cácmối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cánhân với gia đình và xã hội. Theo Nho giáo,cá nhân con người, bất kể sang hèn, đều phảituân thủ qui phạm của 5 mối quan hệ: vua –tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bạn –bè (tức ngũ luân, hay còn gọi là ngũ điển).Qui phạm đó còn được coi là qui phạmđạo đức và được chế độ phong kiến coi nhưluật pháp và bắt buộc mọi người phải tuântheo. Hơn thế nữa, Nho giáo tôn lên như mộtlẽ trời định phận cho mỗi con người, vuaphải ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con,chồng ra chồng, vợ ra vợ. Điều đó có nghĩa*là, cách ứng xử cần phải tương ứng với thânphận. Vua phải thương dân, dân phải trungthành với vua; cha phải nuôi con, thươngyêu dạy dỗ con cái nên người, làm con phảicó hiếu với cha mẹ, ghi nhớ công ơn dưỡngdục sinh thành, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổigià; anh em cần phải thương yêu nhườngnhịn lẫn nhau, làm em thì phải biết nghe lờianh chị… Cách ứng xử theo danh phận đó,Nho giáo gọi là Lễ.Ở Hàn Quốc, vào triều đại Chosun (1392–1910), Nho giáo định hình vững chắc vàchiếm địa vị độc tôn. Dẫu triều đại Chosuncó lúc thịnh lúc suy, có những lúc xảy ratranh luận quyết liệt về mặt luân lý Nho giáoở thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII nhưng triều đạinày vẫn vững vàng kéo dài hơn 500 năm,vẫn từng bước phát triển tư tưởng Nho giangày một quy chuẩn hơn, thậm chí đẩy lênTS, Viện Nghiên cứu Đông Bắc ÁNghiªn cøu ®«ng B¾c ¸, sè 12(166) 12-201451Nghiªn cøu khoa häctới mức cực đoan, bảo thủ. Tính cực đoan đóthể hiện rõ nét trong 5 mối quan hệ nêu trên.Cực đoan ở chỗ nhấn mạnh ở vế thứ hai, bềtôi phải tuyệt đối trung thành với nhà vua,con phải thờ cha chí hiếu, vợ phải nhất thiếtphục tùng chồng, em phải nghe lời huynhtrưởng. Trong 5 mối quan hệ trên, ta thấy rõcó 3 mối quan hệ liên quan chặt chẽ tới quanhệ gia đình (cha – con, chồng – vợ, anh –em).Trước hết, hãy bàn về mối quan hệ thứnhất.Mối quan hệ cha con, mở rộng hơn tới haiba thế hệ và hơn thế nữa.Trong gia đình truyền thống tuân theo quyphạm Nho giáo thì người ông, người cha cóquyền quyết định cao nhất. Tất cả việc lớntrong nhà đều do họ quyết định. Đồng thời,họ cũng là người có trách nhiệm, và nghĩavụ lớn nhất đối với cuộc sống gia đình. Họphải “tu thân” tốt thì “tề gia” mới tốt. “Tuthân” ở đây không chỉ hiểu ở nghĩa trau dồiđạo đức, nhân phẩm của cá nhân mà cònphải phấn đấu đạt tới những điều tốt đẹp liênquan đến kinh tế gia đình và bản thân, màcon đường đi sáng sủa nhất là học hànhthành tài, thi cử đỗ đạt, ra làm quan (đã ralàm quan thì gia đình sung túc, danh giá vàcả họ được nhờ). Đối với người con thì phảilễ phép nghe lời cha mẹ, con phải đặt đạoHiếu lên trên hết.Đạo Hiếu là đạo ứng xử của con cái đốivới cha mẹ, hiểu theo nghĩa rộng hơn, còn làđạo ứng xử đối với thế hệ trên nữa, tức cácbậc tiên tổ. Làm người có hiếu không chỉ đốixử lễ phép, chu đáo với ông bà, cha mẹ khicòn sống mà cả khi qua đời; lo ma chay chu52đáo, trông nom giữ gìn cho mồ yên mả đẹp,lo cúng giỗ đầy đủ, ghi nhớ công ơn cha mẹ.Nho giáo Chosun phát triển thịnh vượngtừ thế kỷ XV còn mở rộng phạm vi đạo Hiếu.Đối với một người đạo Hiếu, nếu chỉ dừnglại ở những điều trên thì mới đạt được tiểuhiếu. Hiếu phải gắn liền với Trung. Trung làtrung với vua, trung với nước, dốc lòngtrung quân ái quốc. Như thế mới là đại hiếu.Ngoài ra, người con có hiếu phải lấy vợ, cóthể lấy nhiều vợ để sinh con nối dõi tôngđường. Về điểm này, Nho giáo Chosun cũngtương tự như Nho giáo ở Trung Quốc vàViệt Nam thời kỳ trung đại.Năm 1910, Nhật Bản chiếm toàn bộ Bánđảo Hàn và đặt ách cai trị cho tới năm 1945.Lịch sử Hàn Quốc gọi thời kỳ này là thời kỳNhật thuộc hay thời kỳ thực dân. Năm 1910cũng là năm đánh dấu chấm hết thời kỳphong kiến kéo dài hơn 1000 năm ở HànQuốc. Điều đó cũng có nghĩa là Nho giáocũng tàn lụi theo thể chế tạo dựng và suy tônnó. Nhưng, giá trị văn hóa, giá trị tư tưởngNho gia không dễ dàng xóa bỏ. Chuyển sangthời hiện đại, tính từ ngày 15/8/1948, nướcĐại Hàn Dân Quốc thành lập, đã có nhữngthời kỳ mà người Hàn Quốc nhân “phongtrào xây dựng làng mới” được đẩy mạnh vàonhững năm 1970 đã đập phá, bãi bỏ nhữngthứ mà họ cho là tàn dư, tàn tích của chế độphong kiến. Tất cả những gì họ cho là “cổhủ”, cũ kỹ của truyền thống đều bị coi là lỗithời, lạc hậu, cần phải gạt bỏ nhanh chóngđể tiến lên hiện đại hóa. Rất nhiều những divật, di sản văn hóa có giá trị bị đập phá,nhiều sách vở tư liệu cổ quý giá được dùnglàm giấy dán tường, làm mồi châm lửa. ThờiNghiªn cøu ®«ng B¾c ¸, sè 12(166) 12-2014Nghiªn cøu khoa häckỳ này Tổng thống Park Jung – hee nắmquyền, ông ta đã định dẹp bỏ tất cả những gìgọi là truyền thống để nhanh chóng đạt đượccái gọi là hiện đại hóa. Nhưng, về tư tưởng,ông ta không đưa ra được một học thuyếtchính trị nào phù hợp mà nhận ra rằng,không thể không sử dụng những yếu tố tíchcực của Nho giáo, trong đó, Trung và Hiếulà giá trị quan xuyên suốt nhiều thế kỷ ở HànQuốc. Giá trị quan này được ông ra chỉ thịdạy trong nhà trường và truyền bá trongnhân dân. Có điều, ở xã hội mới, nhà vuakhông còn, nên chữ Trung ở đây mang đậmý nghĩa là trung thành với quốc gia, quyếtchí dốc lòng bảo vệ đất nước, bảo vệ chínhquyền khi xảy ra chiến tranh hoặc biến loạn.Cần nói thêm rằng, vào thời kỳ đó, đã xảy ranhiều cuộc tranh luận nóng bỏng giữa cáchọc giả Hàn Quốc về tính hữu dụng củatruyền thống, của yếu tố tích cực trong Nhogiáo mà kết quả cuối cùng là Tổng thốngPark đã đi đến quyết định như vừa nêu. Từđó cho đến tận ngày hôm nay, vấn đề chữHiếu vẫn được nêu cao và được coi là truyềnthống tốt đẹp của người Hàn Quốc.Trong xã hội hiện đại, truyền thống tốtđẹp đó được thể hiện thế nào?Trước tiên, việc thờ cúng tổ tiên, chămsóc phần mộ, tảo mộ, xây dựng mộ trangnghiêm hơn, viết lại gia phả dòng họ, cúnggiỗ theo nghi lễ Nho giáo vẫn đang là nhữngcông việc được người Hàn Quốc chú trọng.Dưới triều đại phong kiến Chosun, việclập bàn thờ cúng lễ tổ tiên đã được nhà nướcphong kiến qui định rõ ràng, nếu nhà nàokhông có sẽ bị phạt. Làng xã nào có nhiều“gương điển hình” về đạo Hiếu sẽ đượcNghiªn cøu ®«ng B¾c ¸, sè 12(166) 12-2014phong tặng danh hiệu “Làng hiếu thảo”, 1được triều đình ban thưởng.Dẫu xã hội Hàn Quốc ngày nay đã cónhiều biến đổi nhưng việc thờ cúng tổ tiêntại nhà và ở mộ phần vẫn được duy trì, thậmchí còn thịnh soạn hơn thời phong kiến dođời sống kinh tế khá giả. Ở nông thôn, gianthờ tổ tiên vẫn tồn tại. Nhưng ở thành phố,bàn thờ tổ tiên không được lập, chỉ tới ngàygiỗ mới lập ban thờ, dựng bài vị, bày đồcúng lễ và cung thỉnh tổ tiên về chứng giámlòng thành. Đời sống càng khá giả, giàu cóthì việc cúng giỗ càng theo phương thức màcác Yangban (quí tộc) trong quá khứ đã làm.Việc cúng giỗ này tuy phức tạp, tốn kémnhưng họ vẫn thực hiện để bày tỏ lòng hiếuthảo đối với tổ tiên, cầu mong tiên tổ phù hộđộ trì cho con cháu có được cuộc sống yênbình, làm ăn phát đạt.Việc thờ cúng tổ tiên càng được chú trọnghơn vào dịp Tết Trung thu và Tết Nguyênđán.Tết Trung thu ở Hàn Quốc không phải làTết dành cho thiếu nhi như ở Việt Nam màlà ngày lễ lớn. Người Hàn gọi Tết này làChu seok (Thu tịch), diễn ra vào ngày 15tháng 8 âm lịch. Ngày lễ này còn được gọi làngày lễ tạ ơn, là dịp mọi người tạ ơn tổ tiêncủa mình, cầu mong cho mùa màng bội thu,cuộc sống no đủ. Nguồn gốc của ngày lễ nàybắt nguồn từ lễ hội mừng vụ mùa bội thu.Những sản phẩm mới thu hoạch từ vụ mùađược dâng cúng cho thần thánh trong làng vàtổ tiên, tức là Chuseok bắt nguồn từ tín1Dòng họ Lý Hoa Sơn gốc Việt có nhiều người được coilà “điển hình” về đạo Hiếu nên ngôi làng họ ở được phonglà “Làng hiếu thảo”. Nguyên văn là Hiếu tử lý.53Nghiªn cøu khoa häcngưỡng thờ cúng. Trong xã hội hiện đại,Chuseok vẫn được xem như một lễ tạ ơn vôcùng quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đốivới người Hàn Quốc. Đây là dịp đoàn tụ giađình. Bất kể người Hàn Quốc nào dù đi làmăn xa ở đâu cũng trở về quê hương và thểhiện lòng thờ kính tổ tiên. Nghi lễ không chỉở nhà mà còn được thể hiện một cách hết sứctrang nghiêm ở ngoài phần mộ. Họ thườngdọn sạch cây cỏ dại trên phần mộ, bày đồcúng lễ và quì lạy hết sức kính cẩn. Tục nàyđược gọi là Tảo mộ và cũng tương tự như ởViệt Nam, có điều, ở Việt Nam thường diễnra vào mùa xuân chứ không thực hiện vàodịp Trung thu.Về phía nhà nước, chính phủ cho phépđược nghỉ dài ngày và tới ngày lễ, Tổngthống Hàn Quốc đều có bài phát biểu chúcTết Trung thu, đồng thời cũng muốn bày tỏquan điểm lãnh đạo của mình.Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trongnăm. Vào dịp Tết Nguyên đán, do thời tiết ởHàn Quốc rất lạnh, thường là dưới 0oC nênquang cảnh xã hội không được nhộn nhịp,sôi động như Tết Trung thu, nhưng về mặttín ngưỡng, tâm linh, thể hiện lòng hiếu thảođối với tổ tiên và trực tiếp đối với người cònsống là ông bà, cha mẹ thì sâu sắc hơn cả.Vào dịp Tết Nguyên đán, khác với khôngkhí nhộn nhịp của Tết Trung thu, một khôngkhí trang nghiêm, cung kính bao trùm tớitừng gia đình. Họ chuẩn bị một cái bàn lớnvới rất nhiều món bánh truyền thống và hoaquả, đặt trước vị trí chỗ ngồi của ông bà chamẹ và tới sáng mồng một tết, tất cả con cháutheo thứ tự trên dưới đều mặc trang phụctruyền thống lần lượt vào lễ với những lời54chúc phúc thọ; ông bà cha mẹ cũng chúcmừng con cháu rồi trao tặng cho con cháumột phong bao có tiền, gọi là tiền mừng tuổi.Nghi thức lễ ông bà cha mẹ cũng có nhữngqui định cụ thể, các con cháu đều phải cúirạp đầu xuống đất để tỏ tấm lòng kính hiếu.Sự thể hiện đạo Hiếu của con cháu đối vớiông bà cha mẹ còn thấy rõ ở các lễ Thất tuần(chúc thọ 70 tuổi), Bát tuần (chúc thọ 80tuổi). Dưới thời phong kiến, lễ chúc thọđược tổ chức vào dịp ông bà cha mẹ tròn 60tuổi. Tính theo sự kết hợp can chi đủ mộtvòng là tròn 60 năm, gọi là lục thập hoa giáp.Do tuổi thọ của người già trước đây còn thấpnên cha mẹ sống trọn một hoa giáp đã làđiều mong ước của nhiều gia đình, dòng họ.Bởi thế, lễ mừng thọ này được tổ chức rấtlinh đình, từ vua quan đến thứ dân. Tùy theođiều kiện kinh tế, các gia đình, dòng họ đềumuốn “phô trương” trong điều kiện có thể.Yangban Chosun còn đặt ra nhiều nghi thứcthể hiện lòng thành kính của con cháu đốivới ông bà cha mẹ.Trong xã hội hiện đại, do tuổi thọ củangười Hàn nâng lên2, lễ Hoa giáp chúc thọ60 tuổi rất ít được tổ chức, thay vào đó là lễThất tuần, Bát tuần. Do không gian nhà ởchật chội, lễ chúc thọ thường được tổ chức ởcác nhà hàng truyền thống. Người viết đã đôilần được dự lễ chúc thọ Thất tuần ở Seoul,tận mắt chứng kiến đại lễ diễn ra rất trangnghiêm và vui vẻ. Lễ chúc thọ cũng gầntương tự như lễ chúc ông bà cha mẹ vào2“Tuổi thọ trung bình của người Hàn Quốc tăng dần, từ52,4 tuổi trong năm 1960 lên 78,5 trong năm 2005, 80,5tuổi vào năm 2009”. Trần Thị Nhung (chủ biên), Gia đìnhđa văn hóa Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,2014, tr.19.Nghiªn cøu ®«ng B¾c ¸, sè 12(166) 12-2014Nghiªn cøu khoa häcngày mùng 1 Tết âm lịch. Ông bà ngồi trướcmột cái bàn lớn bày biện rất nhiều bánh tráitruyền thống, (nhưng không có các loại hoaquả đã cắt phần đầu khi cúng giỗ), các concháu lần lượt vào lễ chúc thọ, cũng cúi rạpđầu xuống đất, (nhưng không nhận đượcphong bao mừng tuổi như ngày Tết). Sau đó,mọi người ngồi vào bàn, ăn uống thoải mái,vui vẻ. Vào ngày này, không chỉ riêng concháu mà bè bạn hoặc người thân cũng đượcmời đến dự và ăn tiệc mừng, cũng có phongbì mang theo và những lời thăm hỏi, chúcmừng rất lễ phép, lịch sự.Trong mối quan hệ chồng – vợ, dẫu cónhiều vấn đề mà chúng tôi sẽ nêu ra ở phầnảnh hưởng tiêu cực nhưng một chuẩn mựcđạo đức để ràng buộc trách nhiệm và nghĩavụ giữa hai vợ chồng là nghĩa thì quả thựccó giá trị rất lớn. Nghĩa phu thê (nghĩa chồngvợ) là vợ chồng phải yêu thương và có tráchnhiệm với nhau trọng cuộc sống gia đình,cho dù có gặp phải muôn vàn khó khăn, trởngại. Tuy nhiên, Nho giáo Chosun khắt khehơn đối với phụ nữ, đối với người vợ, đòihỏi người vợ trong gia đình phải phục tùngmệnh lệnh của chồng, của cha mẹ chồng. Cónhư vậy, người vợ mới được coi là người cóphẩm hạnh, đạo đức, dâu hiếu thảo. Ở phíangười chồng, Nghĩa lại đặt lên vai họ mộttrách nhiệm lớn hơn đối với đời sống kinh tếgia đình và làng xã.Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, giá trịcủa Nghĩa vợ chồng vẫn phát huy tác dụng.Dẫu trong cách ứng xử giữa hai vợ chồngkhông còn khắt khe như thời phong kiếnnhưng trách nhiệm của người đàn ông đốivới kinh tế gia đình vẫn là chính, đa số phụNghiªn cøu ®«ng B¾c ¸, sè 12(166) 12-2014nữ sau khi lấy chồng, mang thai, sinh con,nuôi dưỡng con cái đều ở nhà chăm lo việcnhà, nuôi dạy con cái cho tới lúc khôn lớn.Họ vẫn nêu cao đức hạnh, dâu thảo, vợ hiền,thực hiện Nghĩa vợ chồng như tuân theo mộtbộ luật bất thành văn.Mối quan hệ anh – em trong gia đình,Nho giáo nêu cao sự hòa thuận, trên kínhdưới nhường, anh ra anh, em ra em. Nhogiáo Chosun nhấn mạnh hơn tới trách nhiệmcủa bậc huynh trưởng và sự tuân theo củangười em. Giá trị này vẫn hiện hữu trong xãhội Hàn Quốc ngày nay, thậm chí còn đượcnêu cao hơn. Trong một xã hội hiện đại cạnhtranh gay gắt và đan xen nhiều mối quan hệlàm ăn phức tạp, tình cảm giữa con ngườivới nhau cũng đậm nhạt theo lợi ích vật chất,thậm chí bất đồng đan xen với đồng thuận,nay là quan hệ làm ăn tốt đẹp thì mai đã làkẻ đối đầu không thương tiếc. Điều đó tức là,các mối quan hệ đó không yên ả như thờixưa và chính từ đó, con người nhận thức rarằng, quan hệ máu mủ ruột thịt, tình nghĩaanh em một nhà mới thực sự lâu bền. Để đạtđược sự gắn kết lâu bền đó, cách ứng xửđúng đắn nhất vẫn là anh ra anh, em ra em.Anh trưởng làm trọn trách nhiệm của bậchuynh trưởng và em thứ cần tôn trọng ý kiếncủa huynh trưởng. Mối quan hệ anh – em ởHàn Quốc thể hiện rất tốt nét văn hóa trọngtình trong truyền thống văn hóa Hàn Quốc.2. Ảnh hưởng tiêu cựcĐối với văn hóa ứng xử trong gia đình,ảnh hưởng tiêu cực dễ nhận biết nhất và từngbị phê phán rất nhiều, đó là tính gia trưởng.Gia đình Hàn Quốc đã và đang biến đổimạnh mẽ. Gia đình lớn hay gọi là gia đình55Nghiªn cøu khoa häctruyền thống gồm ba bốn thế hệ chung sốngđang giảm đi rõ rệt và gia đình nhỏ, trong đó,vợ chồng là trung tâm đang mạnh lên theo sựphát triển nhanh của xã hội Hàn Quốc. Sựchia tách ra như vậy đã hạn chế rất nhiều“quyền uy gia trưởng” của các bậc bề trênnhư cha ông, huynh trưởng. Nếu như trướcđây, họ cùng chung sống trong một ngôi nhàthì con, em phải luôn luôn tuân theo cha, anh,bất kể là qui phạm đạo đức lớn hay qui địnhnhỏ trong nhà. Nhưng ngày nay, cuộc sốngriêng rẽ, độc lập đã vô hình trung tạo cho họmột sự tự do thoải mái nhất định. Hơn nữa,văn hóa gia đình hiện đại nêu cao tự do, bìnhđẳng phát triển mở rộng càng tạo thêm sự tựdo cho con người. Tuy nhiên, tính gia trưởngtrong văn hóa Hàn Quốc có cội rễ sâu xa trảihàng nghìn năm không thể biến mất nhanhchóng chỉ sau vài chục năm trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngay nhưthời Tổng thống Park Jung – hee nắm quyền,dẫu ông có ra lệnh phá bỏ những thứ bị cholà hủ lậu, hết thời nhưng tính gia trưởngkhông nằm trong số đó và chính bản thânông cũng là một nhân vật mang đậm tính giatrưởng, thậm chí còn được gọi là độc tài,quân phiệt.Hiện nay, gia đình Hàn Quốc không chỉbiến đổi về hình thái mà cự ly khoảng cáchvề mặt địa lý cũng xa ra. Thông thường, ôngbà già vẫn sống ở quê hương, các con cháulên thành phố làm ăn, an cư lạc nghiệp. Anhchị em tuy cùng ra thành phố sinh sốngnhưng mỗi người mỗi nơi. Dẫu họ khôngcòn phải ra thưa vào chào các bậc bề trênnhư chung sống trong gia đình lớn nhưngtính gia trưởng của người đàn ông trong nhà56(tức người chồng) đối với vợ và con cái vẫnhiện hữu. Sự ngược đãi, bạo hành gia đìnhdo tính gia trưởng tạo nên không thể nói làđã hết. Điều này càng trầm trọng hơn đối vớinhững người đàn ông có trình độ học vấnthấp, sống ở nông thôn, ít giao tiếp và bảothủ. Điều đó, thể hiện rõ rệt trong các giađình đa văn hóa hiện nay ở Hàn Quốc3.Ngoài tính gia trưởng, tư tưởng trọng namkhinh nữ vẫn còn tồn tại trong văn hóa giađình cũng như xã hội Hàn Quốc ngày nay.Dưới chế độ phong kiến Chosun, tư tưởngtrọng nam khinh nữ thể hiện rõ trong đạoTam tòng, tứ đức. Phụ nữ Chosun nhất nhấtphải tuân theo đạo Tam tòng: ở nhà thì theocha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thìtheo con (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu,phu tử tòng tử) và Tứ đức là công, dung,ngôn, hạnh. Đây là nguyên tắc rất cứng nhắccủa nhà nước Chosun. Nếu người phụ nữnào vi phạm thì sẽ bị xử phạt, bị dư luậnlàng xã lên án; thậm chí, trong cách ăn nóithưa gửi, người phụ nữ phải sử dụng kínhngữ một cách mềm mại, dễ nghe, nếu khôngsẽ bị coi là thiếu giáo dục, không hiểu tứ đứclà gì. Về phía nhà nước, nhằm “tuyêndương” những người phụ nữ thực hiện “xuấtsắc” những điều trên, họ được phong danhhiệu là Liệt nữ. Điều đó có nghĩa là, ngoàiviệc pháp luật bắt buộc phụ nữ Chosun phảituân theo các đạo luật trên, làng xã, nhànước Chosun còn có những biện pháp “mềmdẻo” để khuyến khích họ, coi điều đó là vinh3Xem thêm, Trần Thị Nhung (chủ biên), Gia đình đa vănhóa Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tr.86– 87.Nghiªn cøu ®«ng B¾c ¸, sè 12(166) 12-2014Nghiªn cøu khoa häcdự không chỉ cho cá nhân mà còn cho cảdòng họ, làng xã.Còn đối với nam giới, người con trai dùcó kém cỏi thì cũng được coi trọng hơn congái, dù nhỏ tuổi cũng được tôn trọng hơn,được hưởng nhiều quyền lợi hơn người congái lớn tuổi; người vợ dù có đảm đang nuôinấng chăm lo gia đình thì cũng phải phụthuộc vào người chồng dù lười biếng, bất tài,người đàn ông có thể lấy nhiều vợ cũng làchuyện thường tình, còn người phụ nữ “chỉthờ một chồng”, dù trong hoàn cảnh nàocũng không được tái giá (Tài trai năm thêbảy thiếp/Gái ngoan gái thờ một chồng).Một quan điểm nổi bật nữa cũng phản ánhrõ tư tưởng trọng nam khinh nữ, đó là coitrọng việc sinh con trai nối dõi tông đường.Tư tưởng nho giáo cho rằng: “nhất nam viếthữu, thập nữ viết vô” (sinh được một con traithì coi là có con, sinh được mười con gái thìcũng coi là không), hoặc: “bất hiếu hữu tam,vô hậu vi đại” (tội bất hiếu thì có ba4, songkhông có con trai nối dõi là lớn nhất).Ngày nay, trong xã hội hiện đại, cùng vớisự phát triển kinh tế, xã hội, quá trình dânchủ hóa đã làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc tưtưởng phong kiến trọng nam khinh nữ. Quanhệ vợ chồng trong gia đình đã bình đẳng hơntrong sinh hoạt gia đình và nuôi dạy con cái.Tuổi kết hôn của phụ nữ đã cao lên, xấp xỉ30 tuổi đã tạo ra một khoảng thời gian nhấtđịnh từ khi trưởng thành, đi làm và có thunhập của người phụ nữ, bởi vậy, sau khithành hôn, phụ nữ cũng có một số tiền trong4Ba tội bất hiếu là: A dua làm việc xấu đến nỗi hại đếncha mẹ; bố mẹ già rồi mà chưa có bổng lộc, chưa làmquan; không có con trai để nối dõi.Nghiªn cøu ®«ng B¾c ¸, sè 12(166) 12-2014tài khoản, tức không bị lệ thuộc hoàn toànvào người chồng. Đó cũng là một trongnhững nguyên nhân chính tạo nên sự bìnhđẳng hơn trong gia đình. Về mặt nhà nướcvà pháp luật, bộ luật về gia đình ban hànhnăm 1991 đã có nhiều điều mục liên quanđến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ; Bộ Bìnhđẳng giới và Gia đình đã được thành lậpngày 23 tháng 6 năm 2005, chuyên giảiquyết chính sách về phụ nữ, gia đình. Cácđoàn thể xã hội, các tổ chức phi chính phủkhông chỉ lên tiếng bênh vực quyền bìnhđẳng, quyền lợi cá nhân của phụ nữ mà còncó những biện pháp, việc làm thiết thực bảovệ phụ nữ. Các bộ có liên quan như Bộ Y tếvà Phúc lợi; Bộ Giáo dục, Bộ Lao động vàViệc làm đều có những giải pháp thiết thựcgiúp người phụ nữ thực hiện quyền bìnhđẳng. Tuy nhiên, tất cả những điều nêu trêncũng chỉ đang trong quá trình hướng tới sựbình đẳng nam nữ thực sự mà thôi. Ảnhhưởng tiêu cực của Nho giáo chỉ có thể nóirằng đang giảm dần chứ chưa được loại bỏhoàn toàn. Hơn nữa, trong sinh hoạt gia đìnhvà cộng đồng, người phụ nữ dẫu có tinh thầntham gia tích cực vào công việc xã hội, dẫuchỉ sinh ít con nhưng do phải đảm bảo thiênchức làm vợ, làm mẹ nên gánh nặng côngviệc nội trợ, chửa đẻ, nuôi con vẫn đè lên vaingười phụ nữ. Công việc vì thế bị gián đoạn,các công ty ở Hàn Quốc không chấp nhậngiữ chỗ chờ đợi họ cho tới lúc có thể đi làm.Thực tế trong các gia đình Hàn Quốc hiệnnay, khi có con nhỏ thì chi phí thuê ngườigiúp việc, chăm sóc con nhỏ còn cao hơn cảtiền lương của người phụ nữ đi làm. Vì thếmô hình gia đình xưa kia ở Hàn Quốc làngười chồng ra ngoài kiếm tiền nuôi đủ cả57Nghiªn cøu khoa häcgia đình, người vợ ở nhà chăm lo công việcnội trợ, dạy dỗ con cái lại lặp lại, hoặc nóicách khác, vẫn là một mô hình tốt. Và lẽ tấtnhiên, người vợ trong gia đình Hàn Quốchiện đại nhiều lúc, nhiều nơi vẫn không thểbình đẳng với chồng. Hơn thế nữa, xin nóithêm rằng, xã hội Hàn Quốc hiện đại vẫncho rằng, công việc nội trợ là của phụ nữ, làbổn phận, trách nhiệm của người mẹ, ngườivợ và chăm sóc dạy dỗ con cái học hànhthành đạt là trách nhiệm lớn lao và họ coi đólà niềm hạnh phúc lớn nhất của đời ngườiphụ nữ.***Dẫu gia đình Hàn Quốc lấy gia đình nhỏlàm trung tâm nhưng lễ nghi lễ giáo vẫnđược duy trì, sự thể hiện đạo Hiếu đối với tổtiên, ông bà, cha mẹ vẫn rất đậm nét, có điều,nó chỉ diễn ra theo những thời điểm cụ thểchứ không mang tính thường trực như xưa.Văn hóa tôn ti, văn hóa trọng tình tronggia đình vẫn được giữ gìn trong xã hội HànQuốc hiện nay tuy có phải xa cách về địa lý.Những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáonhư tính gia trưởng, nam tôn nữ ti, bạo hànhgia đình đang dần bị thu hẹp lại chứ chưa thểloại bỏ hoàn toàn. Gia đình Hàn Quốc hướngtới văn minh cả về vật chất và tinh thần kếthợp với những giá trị truyền thống đã tạonên một sự hài hòa mang bản sắc riêng củagia đình Hàn Quốc.hóa truyền thống Hàn Quốc” (Lý Xuân Chungviết), Nxb Thống kê, Hà Nội.2. Trần Thị Thu Lương (2011), Đặc trưngvăn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại,Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh.3. Đại học Quốc gia Seoul, Xã hội Hàn Quốchiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2008.4. Kim Seong Beom, Kim Sang Ho, Đào VũVũ (2011), Dẫn nhập lịch sử tư tưởng HànQuốc; Nxb Khoa học xã hội.5. Lý Xuân Chung, “Tìm hiểu vấn đề Nhogiáo du nhập vào Hàn Quốc”, Tạp chí Nghiêncứu Đông Bắc Á, số 3 (33) tháng 6/2001.6. Lê Thị Thu Giang, “Ý thức gia đình Nhogiáo trong cách suy nghĩ của người Hàn Quốc”;Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 6 (48), tháng12/2003.7. Nguyễn Văn Hồng, “Nhận thức về giá trịvăn hóa Nho giáo truyền thống Hàn Quốc với xãhội hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Ásố 3 (45), tháng 6/ 2003.8. Choe Je-mok (2004), Đối thoại giữa Nhogiáo và hiện đại, Nxb Hakjin, Hàn Quốc.9. Hwang Ui-dong (2002), Đối thoại giữaNho giáo và hiện đại, Nxb YeMun, Hàn Quốc.10. Ủy ban biên soạn quốc gia: Sự biến đổicủa cuộc sống và tự do mang tính Nho giáo,Nxb Du San Dong A, Hàn Quốc, 2009.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Ngô Xuân Bình – Phạm Quý Long đồngchủ biên (2010), Hàn Quốc trên đường pháttriển, Bài: “Tìm hiểu một vài khía cạnh về văn58Nghiªn cøu ®«ng B¾c ¸, sè 12(166) 12-2014Nghiªn cøu khoa häcNghiªn cøu ®«ng B¾c ¸, sè 12(166) 12-201459

Xem thêm:   Tiếng Việt Lớp 1 | Bài 18: Chữ Y | Học Tiếng Việt 2021

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung
Xem thêm :  15 cách làm bắp chân nhỏ lại trong 1 tuần nhanh nhất tại nhà

Related Articles

Back to top button