~~~6-chuyên-đề-hóa-hữu-cơ-11 Pages 1 – 50 – Flip PDF Download
No Text Content!
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282 MỤC LỤC TrangLời giới thiệu 2Phần 1: Giới thiệu các chuyên đề hóa hữu cơ 11 9 9Chuyên đề 1 : Đại cương hóa hữu cơChuyên đề 2 : Hiđrocacbon no 49Chuyên đề 3 : Hiđrocacbon không no 87Chuyên đề 4 : Hiđrocacbon thơm 147Chuyên đề 5 : Dẫn xuất halogen – Phenol – Ancol 173Chuyên đề 6 : Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic 239Phần 2 : Đáp án 315Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 1
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282 Lời giới thiệu● Tự giới thiệu Họ và tên : Nguyễn Minh Tuấn Giới tính : Nam Ngày, tháng, năm sinh : 31 – 05 – 1980 Trình độ văn hóa : 12/12 Trình độ chuyên môn : Cử nhân Sinh – Hóa Tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội 2 tháng 06 – 2002 Hiện là giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học Ngày vào ngành : 31 – 12 – 2002 Ngày vào Đảng : 29 – 12 – 2009 Ngày vào Đảng chính thức : 29 – 12 – 2010 Địa chỉ email : [email protected] Địa chỉ facebook: nguyễn minh tuấn (Việt Trì) – http://www.facebook.com/nguyen.minhtuan.1650?sk=wall Các trường đã từng công tác : Trường THPT Phương Xá (từ tháng 09 – 2002 đến 04 – 2003) Trường THPT Xuân Áng (từ tháng 04 – 2003 đến 08 – 2007) Trường THPT Chuyên Hùng Vương (từ tháng 09 – 2007 đến nay)2 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282● Bộ tài liệu ôn thi đại học, cao đẳng môn hóa học Bộ tài liệu trắc nghiệm ôn thi đại học, cao đẳng môn hóa học do thầy biên soạn gồm 12 quyển :Quyển 1 : Giới thiệu 7 chuyên đề hóa học 10Quyển 2 : Giới thiệu 3 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 11Quyển 3 : Giới thiệu 6 chuyên đề hóa học hữu cơ 11Quyển 4 : Giới thiệu 4 chuyên đề hóa học hữu cơ 12Quyển 5 : Giới thiệu 4 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 12Quyển 6 : Giới thiệu các chuyên đề phương pháp giải nhanh bài tập hóahọcQuyển 7 : Giới thiệu 40 đề luyện thi trắc nghiệm môn hóa họcQuyển 8 : Hướng dẫn giải 7 chuyên đề hóa học 10Quyển 9 : Hướng dẫn giải 3 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 11Quyển 10 : Hướng dẫn giải 6 chuyên đề hóa học hữu cơ 11Quyển 11 : Hướng dẫn giải 4 chuyên đề hóa học hữu cơ 12Quyển 12 : Hướng dẫn giải 4 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 12Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 3
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282 Những điều thầy muốn nói : Điều thứ nhất thầy muốn nói với các em rằng : Ở lứa tuổi của các em, không có việc gì làquan trọng hơn việc học tập. Hãy cố gắng lên các em nhé, tương lai của các em phụ thuộc vào cácem đấy. Điều thứ hai thầy muốn nói rằng : Nếu các em có một ước mơ trong sáng thì đừng vì nhữngkhó khăn trước mắt mà từ bỏ nó. Thầy tặng các em câu chuyện dưới đây (do thầy sưu tầm), hi vọngcác em sẽ hiểu được giá trị của ước mơ. Đại bàng và Gà Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quảtrứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống vàrơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy. Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ đượcnuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơnkhông kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát mộtđiều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trờivà thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời. ”Ồ – đại bàng kêu lên – Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó”. Bầy gà cười ầm lên: ”Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gàkhông biết bay cao”. Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lầnđại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuốicùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, saumột thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết. Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống mộtcuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ướctrở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó… và đừng sống như một con gà!4 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282● Chương trình ôn thi đại học cao đẳng môn hóa học Môn hóa học lớp 10Chuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học Ôn tập hóa học 9 05 01 Nguyên tử 06 02 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn 05 03 Liên kết hóa học 05 04 Phản ứng hóa học 10 05 Nhóm halogen 07 06 Nhóm oxi 07 07 Tốc độ phản ứng hóa học và cân bằng hóa học 05 50 buổi Môn hóa học lớp 11Chuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học 01 Sự điện li 06 02 Nhóm nitơ 06 03 Nhóm cacbon 03 04 Đại cương hóa hữu cơ 06 05 Hiđrocacbon no 05 06 Hiđrocacbon không no 10 07 Hiđrocacbon thơm 04 08 Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol 10 09 Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic 10 60 buổi Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 5
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282 Môn hóa học lớp 12Chuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học 01 Este – Lipit 07 02 Cacbohiđrat 03 03 Amin – Amino axit – Protein 07 04 Polime – Vật liệu polime 03 05 Đại cương về kim loại 07 06 Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm 10 07 Crom, sắt, đồng và một số kim loại khác 10 08 Phân biệt một số chất vô cơ. Hóa học và vấn đề phát triển 05 kinh tế, xã hội và môi trường 52 buổi Phương pháp giải nhanh bài tập hóa họcChuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học 01 Phương pháp đường chéo 02 02 Phương pháp tự chọn lượng chất 02 03 Phương pháp bảo toàn nguyên tố 02 04 Phương pháp bảo toàn khối lượng 02 05 Phương pháp tăng giảm khối lượng, số mol, thể tích khí 02 06 Phương pháp bảo toàn electron 02 07 Phương pháp quy đổi 02 08 Phương pháp sử dụng phương trình ion rút gọn 02 09 Phương pháp bảo toàn điện tích 02 10 Phương pháp sử dụng các giá trị trung bình 02 20 buổi Đề luyện thi trắc nghiệm môn hóa họcMỗi buổi học chữa 02 đề, 40 đề chữa trong 20 buổi.● Hình thức học tập Học theo từng chuyên đề, mỗi chuyên đề ứng với một chương trong sách giáo khoa, quy trìnhhọc tập như sau : + Tóm tắt lí thuyết cơ bản ; chú trọng, khắc sâu kiến thức trọng tâm mà đề thi thường haykhai thác. + Phân dạng bài tập đặc trưng, có các ví dụ minh họa.6 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282 + Cung cấp hệ thống bài tập trắc nghiệm theo cấu trúc : Lý thuyết trước, bài tập sau. Các bàitập tính toán được chia theo từng dạng để học sinh dễ dàng nhận dạng bài tập và áp dụng phươngpháp giải ở các ví dụ mẫu vào các bài tập này nhằm rèn luyện và năng cao kĩ năng giải bài tập. + Cung cấp hệ thống đáp án chính xác để học sinh kiểm tra, đánh giá kết quả học tập củamình. + Đối với những bài tập khó, học sinh không làm được, thầy sẽ hướng dẫn giải bằng nhiềucách sau đó chốt lại cách ngắn gọn nhất (khoảng từ 1 đến 10 dòng). + Sau mỗi chuyên đề sẽ có một bài kiểm tra ở trên lớp, thông qua kết quả của bài kiểm trađể đánh giá, xếp loại, phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu của từng học sinh. Trên cơ sở đó,sẽ phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của các em nhằm mục đích quan trọngnhất là nâng cao thành tích học tập cho các em.Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 7
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282 Câu chuyện của hai vĩ nhânCó một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồcôi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến.Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viêntrường để gây quỹ cho việc học.Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski. Người quản lý của Paderewskiyêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn. Sau khi họ thỏa thuận xong,hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã biểu diễn tại Stanford. Thếnhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé lại, họ chỉ có được$1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai ngườisinh viên ấy đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng họ sẽ trảsố nợ ấy sớm nhất có thể.“KHÔNG”, Paderewski nói. “Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông ta xé tờ check, trả lại$1600 cho hai chàng thanh niên và nói : “Đây là 1600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổibiểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi”.Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski..Đây chỉ là một làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski.Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đãbắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ : “Nếuchúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì ?”. Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: “Giả sửchúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy?”. Họ khôngmong đợi sự đền đáp, Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm, vậy thôi.Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào sau này trở thành Thủ Tướng của Ba Lan.Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nướccủa ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bây giờ chínhphủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski không biết đi đâu để tìmsự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống HợpChủng Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứugiúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấynhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover vì cử chí cao quý củaông ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bịnói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói : “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưangài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng nhiều năm về trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinhviên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy ”Thế giới này đúng thật là tuyệt vời, khi bạn cho đi thứ gì, bạn sẽ nhận được những điều tươngtự.8 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỮU CƠ 11CHUYÊN ĐỀ 1 : ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠA. LÝ THUYẾTI. HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ – Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua,muối cacbua…).- Hóa học hữu cơ là nghành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.2. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ- Đặc điểm cấu tạo : Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.- Tính chất vật lý :+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.+ Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.- Tính chất hóa học :+ Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy. + Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khácnhau, nên tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.II. PHÂN LOẠI VÀ GỌI TÊN CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ1. Phân loại- Hợp chất hữu cơ thường chia thành hai loại : + Hiđrocacbon : Là những hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa hai nguyên tố C, H.Hiđrocacbon lại được chia thành các loại : Hiđrocacbon no (CH4, C2H6…) ; hiđrocacbon không no(C2H4, C2H2…) ; hiđrocacbon thơm (C6H6, C7H8…). + Dẫn xuất của hiđrocacbon : Là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử ngoài các nguyêntố C, H thì còn có những nguyên tố khác như O, N, Cl, S.… Dẫn xuất của hidđrocacbon lại đượcchia thành dẫn xuất halogen như CH3Cl, C6H5Br,…; ancol như CH3OH, C2H5OH,…; anđehit nhưHCHO, CH3CHO.2. Nhóm chức – Là những nhóm nguyên tử (-OH, -CHO, -COOH, -NH2…) gây ra phản ứng đặc trưng củaphân tử hợp chất hữu cơ.3. Danh pháp hữu cơa. Tên thông thường Tên thông thường của hợp chất hữu cơ thường hay được đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng, đôikhi có thể có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất thuộc loại nào.Ví dụ : HCOOH : axit fomic ; CH3COOH : axit axetic ; C10H20O : mentol (formica : Kiến) (acetus : Giấm) (mentha piperita : Bạc hà) Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 9
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282b.Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC Tên phần định chức● Tên gốc – chức Tên gốc – chức Tên phần gốc CH3CH2 – Cl CH3CH2 -O-COCH3 CH3 CH2 – O – CH3(etyl || clorua) (etyl || axetat ) (etyl metyl || ete)● Tên thay thế H H HH HH | | || ||Vi dụ : H − C − H Cl − C − H H − C− C− H Cl − C − C − H | | || || H H HH HH Metan Clometan Etan CloetanTên thay thế được viết liền (không viết cách như tên gốc – chức), có thể được phân làm ba phần nhưsau :H3C-CH3 H3C-CH2Cl H2C =CH2 HC ≡CH(et + an) (clo + et + an) (et + en) (et + in) etan cloetan eten etin 1 23 4 1 23 4 OHCH2=CH-CH2-CH3 CH3-CH=CH-CH3 1 2| 3 4 but-1-en but-2-en CH3− CH − CH=CH2 but-3-en-2-olĐể gọi tên hợp chất hữu cơ, cần thuộc tên các số đếm và tên mạch cacbonSố đếm Mạch cacbon chính met Không xuất phát từ 1 mono C et số đếm 2 đi C-C prop 3 tri C-C-C but Xuất phát từ số đếm 4 tetra C-C-C-C pent 5 penta C-C-C-C-C hex 6 hexa C-C-C-C-C-C hep 7 hepta C-C-C-C-C-C-C oct 8 octa C-C-C-C-C-C-C-C non 9 nona C-C-C-C-C-C-C-C-C đec 10 đeca C-C-C-C-C-C-C-C-C-CIII. SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ1. Phân tích định tính – Mục đích : Xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ. – Nguyên tắc : Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồinhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.10 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 2822. Phân tích định lượng – Mục đích : Xác định thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữucơ. – Nguyên tắc : Cân chính xác khối lượng hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C thànhCO2, H thành H2O, N thành N2, sau đó xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất tạothành, từ đó tính % khối lượng các nguyên tố. ● Biểu thức tính toán : mC = 12.mCO2 gam ; mH = 2.mH2O gam ; mN = 28.VN2 gam 44 18 22, 4- Tính được : %C = mC.100 ; %H = m H .100 ; %N = m N .100 ; %O = 100% – %C – %H – %N a a aIV. CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ1. Công thức tổng quát (CTTQ) – Cho biết trong phân tử hợp chất hữu cơ có chứa những nguyên tố nào. Ví dụ ứng với côngthức CxHyOzNt ta biết hợp chất hữu cơ này có các nguyên tố C, H, O, N.1. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN)a. Định nghĩa – Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tốtrong phân tử.b. Cách thiết lập công thức đơn giản nhất- Thiết lập công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ CxHyOzNt là thiết lập tỉ lệ : x : y : z : t = nC : nH : nO : nN = mC : mH : mO : mN hoặc x : y : z : t = %C : %H : %O : %N 12 1 16 14 12 1 16 14c. Công thức thực nghiệm (CTTN): CTTN = (CTĐGN)n (n : số nguyên dương).2. Công thức phân tửa. Định nghĩa- Công thức phân tử là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.b. Cách thiết lập công thức phân tử- Có ba cách thiết lập công thức phân tửCách 1 : Dựa vào thành phần % khối lượng các nguyên tố- Cho CTPT CxHyOz: ta có tỉ lệ M = 12.x = 1.y = 16.z 100 %C %H %OTừ đó ta có : x = M.%C ; y= M.%H ; z = M.%O 12.100 1.100 16.100Cách 2 : Dựa vào công thức đơn giản nhất.Cách 3 : Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy.V. CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ1. Nội dung của thuyết cấu tạo hoá họca. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo mộtthứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tứclà thay đổi cấu tạo hoá học, sẽ tạo ra hợp chất khác. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 11
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282 Ví dụ : Công thức phân tử C2H6O có hai thứ tự liên kết (2 công thức cấu tạo) ứng với 2 hợpchất sau :H3C-O-CH3 : đimetyl ete, chất khí, không tác dụng với Na. H3C-CH2-O-H : ancol etylic, chất lỏng, tác dụng với Na giải phóng hiđro.b. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hoá trị 4. Nguyên tử cacbon không những có thể liênkết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau thành mạch cacbon. Ví dụ :CH3-CH2-CH2-CH3 ; CH3-CH-CH3 ; CH2-CH2 CH2 CH3 CH2-CH2(mạch không nhánh) (mạch có nhánh) (mạch vòng)c. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) vàcấu tạo hoá học (thứ tự liên kết các nguyên tử). Ví dụ : – Phụ thuộc thành phần phân tử : CH4 là chất khí dễ cháy, CCl4 là chất lỏng không cháy ; CH3Cllà chất khí không có tác dụng gây mê, còn CHCl3 là chất lỏng có tác dụng gây mê. – Phụ thuộc cấu tạo hoá học : CH3CH2OH và CH3OCH3 khác nhau cả về tính chất vật lí và tínhchất hoá học.2. Hiện tượng đồng đẳng, đồng phâna. Đồng đẳng Các hiđrocacbon trong dãy : CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12, …, CnH2n+2, chất sau hơn chấttrước 1 nhóm CH2 nhưng đều có tính chất hoá học tương tự nhau. Các ancol trong dãy : CH3OH, C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH,… CnH2n+1OH cũng có thành phầnhơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau. • Khái niệm : Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồngđẳng. • Giải thích : Mặc dù các chất trong cùng dãy đồng đẳng có công thức phân tử khác nhaunhững nhóm CH2 nhưng do chúng có cấu tạo hoá học tương tự nhau nên có tính chất hoá học tươngtự nhau.b. Đồng phân Etanol (C2H5OH) và đimetyl ete (CH3OCH3) là 2 chất khác nhau (có tính chất khác nhau)nhưng lại có cùng công thức phân tử là C2H6O. Metyl axetat (CH3COOCH3), etyl fomiat (HCOOC2H5) và axit propionic (CH3CH2COOH) là 3chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là C3H6O2. • Khái niệm : Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồngphân. • Giải thích : Những chất đồng phân tuy có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hoá họckhác nhau, chẳng hạn etanol có cấu tạo H3C-CH2-O-H, còn đimetyl ete có cấu tạo H3C-O-CH3, vìvậy chúng là những chất khác nhau, có tính chất khác nhau.3. Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơa. Các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ Theo Li-uýt (Lewis), các nguyên tử có xu hướng dùng chung electron để đạt được 8 electron ởlớp ngoài cùng (Quy tắc bát tử), (đối với H chỉ cần đạt 2 electron). Ví dụ :12 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282 hoặc hoặc • Liên kết tạo bởi 1 cặp electron dùng chung là liên kết đơn. Liên kết đơn thuộc loại liên kết σ. Liên kếtđơn được biểu diễn bởi 2 dấu chấm hay 1 gạch nối giữa 2 nguyên tử. • Liên kết tạo bởi 2 cặp electron dùng chung là liên kết đôi. Liên kết đôi gồm 1 liên kết σ và 1liên kết π, biểu diễn bởi 4 dấu chấm hay 2 gạch nối. • Liên kết tạo bởi 3 cặp electron dùng chung là liên kết ba. Liên kết ba gồm 1 liên kết σ và 2 liênkết π, biểu diễn bởi 6 dấu chấm hay 3 gạch nối. • Liên kết đôi và liên kết ba gọi chung là liên kết bội. Nguyên tử C sử dụng obitan lai hoá để tạo liên kết σ theo kiểu xen phủ trục (hình a, b) và dùngobitan p để tạo liên kết π theo kiểu xen phủ bên (hình c).b. Các loại công thức cấu tạo Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử. Cócách viết khai triển, thu gọn và thu gọn nhất. Công thức cấu tạo khai triển : Viết tất cả các nguyên tử và các liên kết giữa chúng. Công thức cấu tạo thu gọn : Viết gộp nguyên tử cacbon và các nguyên tử khác liên kết với nóthành từng nhóm. Công thức cấu tạo thu gọn nhất : Chỉ viết các liên kết và nhóm chức, đầu mút của các liên kếtchính là các nhóm CHx với x đảm bảo hoá trị 4 ở C.Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 13
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 2824. Đồng phân cấu tạoa. Khái niệm đồng phân cấu tạo Những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau gọi là nhữngđồng phân cấu tạo.b. Phân loại đồng phân cấu tạo – Đồng phân cấu tạo chia làm ba loại : Đồng phân mạch cacbon ; đồng phân nhóm chức và đồng phânvị trí nhóm chức. – Những đồng phân khác nhau về bản chất nhóm chức gọi là đồng phân nhóm chức. Những đồngphân khác nhau về sự phân nhánh mạch cacbon gọi là đồng phân mạch cacbon. Những đồng phânkhác nhau về vị trí của nhóm chức gọi là đồng phân vị trí nhóm chức.5. Đồng phân lập thểa. Khái niệm về đồng phân lập thể ● Ví dụ : Ứng với công thức cấu tạo CHCl = CHCl có hai cách sắp xếp không gian khác nhaudẫn tới hai chất đồng phân : Đồng phân lập thể của CHCl = CHCl ● Kết luận : Đồng phân lập thể là những đồng phân có cấu tạo hoá học như nhau (cùng côngthức cấu tạo) nhưng khác nhau về sự phân bố không gian của các nguyên tử trong phân tử (tứckhác nhau về cấu trúc không gian của phân tử).VI. PHẢN ỨNG HỮU CƠ1. Phân loại phản ứng hữu cơ Dựa vào sự biến đổi phân tử hợp chất hữu cơ khi tham gia phản ứng người ta phân phản ứnghữu cơ thành các loại sau đây :a. Phản ứng thế H3C-H + Cl-Cl as → H3C-Cl + HCl Một hoặc một nhóm nguyên tử ở phân H3C-OH + H-Br → H3C-Br + HOHtử hữu cơ bị thế bởi một hoặc một nhómnguyên tử khác.b. Phản ứng cộng Phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các HC≡CH + 2H2 xt, to → H3C – CH3nguyên tử hoặc phân tử khác.c. Phản ứng tách H2 C − C| H2 H+ ,t0→ H2C=CH2 + H2O Một vài nguyên tử hoặc nhóm nguyên |tử bị tách ra khỏi phân tử. H OH2. Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị14 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282a. Phân cắt đồng li Trong sự phân cắt đồng li, đôi electron dùng chung được chia đều cho hai nguyên tử liên kết tạo ra các tiểu phân mang electron độc thân gọi là gốc tự do. Gốc tự do mà electron độc thân ở nguyên tử cacbon gọi là gốc cacbo tự do. Gốc tự do thường được hình thành nhờ ánh sáng hoặc nhiệt và là những tiểu phân có khả năng phản ứng cao.b. Phân cắt dị li Trong sự phân cắt dị li, nguyên tử có độ âm điện lớn hơn chiếm cả cặp electron dùng chung trở thành anion còn nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn bị mất một electron trở thành cation. Cation mà điện tích dương ở nguyên tử cacbon được gọi làcacbocation. Cacbocation thường được hình thành do tác dụng của dung môi phân cực.3. Đặc tính chung của gốc cacbo tự do và cacbocationGốc cacbo tự do (kí hiệu là Ri ), cacbocation (kí hiệu là R+ ) đều rất không bền, thời gian tồn tại rấtngắn, khả năng phản ứng cao. Chúng được sinh ra trong hỗn hợp phản ứng và chuyển hoá ngaythành các phân tử bền hơn, nên được gọi là các tiểu phân trung gian. Người ta chỉ nhận ra chúngnhờ các phương pháp vật lí như các phương pháp phổ, mà thường không tách biệt và cô lập đượcchúng. Quan hệ giữa tiểu phân trung gian với chất đầu và sản phẩm phản ứng được thấy qua cácví dụ sau :Chất đầu Tiểu phân trung gian Sản phẩm Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 15
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282B. PHƯƠNG PHÁP LẬP CÔNG THỨC CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠI. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ khi biết công thức đơn giản nhất Phương pháp giải – Bước 1 : Đặt công thức phân tử của hợp chất hữu cơ là : (CTĐGN)n (với n∈ N* ) – Bước 2 : Tính độ bất bão hòa ( ∆ ) của phân tử (chỉ áp dụng cho hợp chất có chứa liên kếtcộng hóa trị, không áp dụng cho hợp chất có liên kết ion). + Đối với một phân tử thì ∆ ≥ 0 và ∆ ∈ N . + Đối với các hợp chất có nhóm chức chứa liên kết π như nhóm –CHO, –COOH, … thì∆ ≥ số liên kết π ở nhóm chức (vì ở gốc hiđrocacbon cũng có thể chứa liên kết π ). – Bước 3 : Dựa vào biểu thức ∆ để chọn giá trị n (n thường là 1 hoặc 2), từ đó suy ra CTPTcủa hợp chất hữu cơ.● Lưu ý : Giả sử một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là CxHyOzNt thì tổng số liên kết π vàvòng của phân tử được gọi là độ bất bão hòa của phân tử đó. Công thức tính độ bất bão hòa : ∆ = x (4 − 2) + y (1− 2) + z (2 − 2) +t (3 − 2) + 2 = 2x − y +t + 2 (∆ ≥ 0 và ∆ ∈ N ) 22 ► Các ví dụ minh họa ◄Ví dụ 1: Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ? A. C3H9O3. B. C2H6O2. C. CH3O. D. Không xác định được. Hướng dẫn giảiĐặt công thức phân tử (CTPT) của X là (CH3O)n (n∈ N* ).Độ bất bão hòa của phân tử ∆ = 2n − 3n + 2 = 2 −n ≥ 0. 2 2Vì độ bất bão hòa của phân tử ∈N nên suy ra n = 2. Vậy công thức phân tử của A là C2H6O2.Đáp án B.Ví dụ 2: Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ? A. C4H9ClO. B. C8H18Cl2O2. C. C12H27Cl3O3. D. Không xác định được. Hướng dẫn giảiĐặt công thức phân tử của X là (C4H9OCl)n (n∈ N* ).Độ bất bão hòa của phân tử ∆ = 8n −10n +2 = 2 − 2n =1− n ≥ 0 . 2 2Vì độ bất bão hòa của phân tử ∈N nên suy ra n = 1. Vậy công thức phân tử của X là C4H9OCl.Đáp án B.Ví dụ 3: Axit cacboxylic A có công thức đơn giản nhất là C3H4O3. A có công thức phân tử là : A. C3H4O3. B. C6H8O6. C. C18H24O18. D. C12H16O12. Hướng dẫn giảiĐặt công thức phân tử của X là (C3H4O3)n (n∈ N* ).16 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Độ bất bão hòa của phân tử ∆ = 6n − 4n + 2 = 2 + 2n ≥ 3n ⇒ 2−n ≥ 0⇒ n ≤ 2. 2 2 2 2Vì độ bất bão hòa của phân tử ∈N nên suy ra n = 2. Vậy công thức phân tử của X là C6H8O6.Đáp án B.● Giải thích tại sao ∆ ≥ 3n : Một chức axit –COOH có 2 nguyên tử O có một liên kết π. Vậy 2phân tử axit có 3n nguyên tử O thì có số liên kết π là 3n . Mặt khác, ở gốc hiđrocacbon của phân tử 2axit cũng có thể có chứa liên kết π.II. Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử hợp chất hữu cơ khi biếtthành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố; khối lượng của cácnguyên tố và khối lượng phân tử của hợp chất hữu cơ Phương pháp giải- Bước 1 : Lập tỉ lệ mol của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ : nC : nH : nO : nN = %C : %H : %O : %N = mC : mH : mO : mN (1) 12 1 16 14 12 1 16 14 – Bước 2 : Biến đổi tỉ lệ trên thành tỉ lệ của các số nguyên đơn giản nhất (thường ta lấy các sốtrong dãy (1) chia cho số bé nhất của dãy đó. Nếu dãy số thu được vẫn chưa phải là dãy số nguyêntối giản thì ta biến đổi tiếp bằng cách nhân với 2 ; 3 ;…), suy ra công thức đơn giản nhất.- Bước 3 : Đặt CTPT = (CTĐGN)n ⇒ n.MCTĐGN = M (M là KLPT của hợp chất hữu cơ) ⇒ n ⇒ CTPT của hợp chất hữu cơ. ► Các ví dụ minh họa ◄Ví dụ 1: Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so vớikhông khí là 4,034.a. Xác định CTĐGN của A.b. Xác định CTPT của A. Hướng dẫn giảia. Xác định CTĐGN của A :Ta có : nC : nH : nO : nN = 51, 3 : 9, 4 : 27, 3 : 12 = 4, 275 : 9, 4 :1, 706 : 0,857 = 5 :11: 2 :1 12 1 16 14Vậy công thức đơn giản nhất của A là C5H11O2N.b. Xác định CTPT của A :Đặt công thức phân tử của A là (C5H11O2N)n. Theo giả thiết ta có : (12.5 + 11 + 16.2 + 14).n = 4,034.29 ⇒ n = 1Vậy công thức phân tử của A là C5H11O2N. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 17
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Ví dụ 2: Chất hữu cơ A chứa 7,86% H ; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam Athu được CO2, hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí CO2 là 1,68 lít (đktc). CTPT của A là (biếtMA < 100) : A. C6H14O2N. B. C3H7O2N. C. C3H7ON. D. C3H7ON2. Hướng dẫn giảiTa có : nC = n CO2 = 1, 68 = 0, 075 mol ⇒ mC = 0, 9 gam ⇒ %C = 0,9 .100 = 40, 45% . 22, 4 2, 225Do đó : %O = (100 – 40,45 – 15,73 – 7,86)% = 35,96%. nC : nH : nO : nN = 40, 45 : 7, 86 : 35, 96 : 15, 73 = 3, 37 : 7,86 : 2, 2475 :1,124 = 3:7: 2 :1 12 1 16 14⇒ Công thức đơn giản nhất của A là C3H7O2N.Đặt công thức phân tử của A là (C3H7O2N)n. Theo giả thiết ta có : (12.3 + 7 + 16.2 + 14).n < 100 ⇒ n < 1,12 ⇒ n =1 Vậy công thức phân tử của A là C3H7O2N.Đáp án B.Ví dụ 3: Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là : 14,28% ; 1,19% ;84,53%. CTPT của Z là : A. CHCl2. B. C2H2Cl4. C. C2H4Cl2. D. một kết quả khác. Hướng dẫn giảiTa có : nC : nH : nCl = 14, 28 : 1,19 : 84, 53 =1:1: 2 12 1 3, 35⇒ công thức đơn giản nhất của Z là CHCl2.Đặt công thức phân tử của A là (CHCl2)n (n∈ N* ).Độ bất bão hòa của phân tử ∆ = 2n − 3n + 2 = 2 −n ≥ 0. 2 2Vì độ bất bão hòa của phân tử ∈N nên suy ra n=2. Vậy công thức phân tử của Z là : C2H2Cl4.Đáp án B.Ví dụ 4: Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với72 : 5 : 32 : 14. CTPT của X là : A. C6H14O2N. B. C6H6ON2. C. C6H12ON. D. C6H5O2N. Hướng dẫn giảiTa có : nC : nH : nO : nN = 72 : 5 : 32 : 14 = 6:5: 2:1. 12 1 16 14 Căn cứ vào các phương án ta thấy CTPT của X là : C6H5O2N.Đáp án D.18 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282III. Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ dựa vào kết quả của quá trìnhphân tích định lượng.Cách 1 : Từ các giả thiết của đề bài, ta tiến hành lập CTĐGN rồi từ đó suy ra CTPT. Phương pháp giải – Bước 1 : Từ giả thiết ta tính được nC, nH, nN ⇒ mC, mH, mN. Áp dụng định luật bảo toàn khốilượng cho các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ (hchc), suy ra mO (trong hchc)= mhchc – mC – mH – mN ⇒nO (trong hchc) – Bước 2 : Lập tỉ lệ mol của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ : nC : nH : nO : nN (1) – Bước 3 : Biến đổi tỉ lệ trên thành tỉ lệ của các số nguyên đơn giản nhất (thường ta lấy các sốtrong dãy (1) chia cho số bé nhất của dãy đó. Nếu dãy số thu được vẫn chưa phải là dãy số nguyêntối giản thì ta biến đổi tiếp bằng cách nhân với 2 ; 3 ;…), suy ra công thức đơn giản nhất. – Bước 4 : Đặt CTPT = (CTĐGN)n ⇒ n.MCTĐGN = M (M là KLPT của hợp chất hữu cơ) ⇒ n ⇒ CTPT của hợp chất hữu cơ. ► Các ví dụ minh họa ◄Ví dụ 1: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (cácthể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là : A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N. Hướng dẫn giảiTa có :nC = n CO2 = 16, 8 = 0, 75 mol; nH = 2.n H2O = 2. 20, 25 = 2, 25 mol; 22, 4 18nN = 2.n N2 = 2. 2, 8 = 0, 25 mol. 22, 4 ⇒ nC : nH : nN = 0, 75 : 2, 25 : 0, 25 = 3 : 9 :1. Căn cứ vào các phương án ta thấy CTPT của X là C3H9N.Đáp án D.Ví dụ 2: Oxi hóa hoàn toàn 4,02 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 3,18 gam Na2CO3 và0,672 lít khí CO2. CTĐGN của X là : A. CO2Na. B. CO2Na2. C. C3O2Na. D. C2O2Na. Hướng dẫn giảiTa có : n Na = 2.n Na2CO3 = 2. 3,18 = 0, 06 mol; nC = n CO2 + n Na2CO3 = 6, 72 + 3,18 = 0, 06 mol 106 22, 4 106⇒ n O ( hchc ) = 4, 02 − 0, 06.23 − 0, 06.12 = 0,12 mol ⇒ nC : nH : nO := 0, 06 : 0, 06 : 0,12 =1:1: 2 16 Vậy CTĐGN của X là : CNaO2.Đáp án A. Trên đây là những ví dụ đơn giản. Ngoài ra có những bài tập để tìm công thức phân tử của hợpchất hữu cơ ta phải áp dụng một số định luật như : định luật bảo toàn nguyên tố, định luật bảo toànkhối lượng. Đối với những bài tập mà lượng chất phản ứng và lượng sản phẩm thu được là nhữngđại lượng có chứa tham số, khi đó ta sử dụng phương pháp tự chọn lượng chất để chuyển bài tậpphức tạp thành bài tập đơn giản. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 19
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gamCO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm20% thể tích không khí. X có công thức là : A. C2H5NH2. B. C3H7NH2. C. CH3NH2. D. C4H9NH2. Hướng dẫn giảiTa có : nC = n CO2 = 17, 6 = 0, 4 mol; nH = 2.nH2O = 2.1128, 6 = 1, 4 mol . 44Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với oxi suy ra : nO2 (kk) = 2.nCO2 + nH2O = 0, 75 mol ⇒ n N2 (kk) = 0, 75.4 = 3 mol. 2Do đó : n N(hchc) = 2.( 69, 44 − 3) = 0, 2 mol ⇒ nC : nH : nN = 0, 4 :1, 4 : 0, 2 = 2:7 :1 22, 4 Căn cứ vào các phương án ta thấy công thức của X là C2H5NH2.Đáp án A.Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) bằng 1,0976 lít khí O2 (ởđktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O, 2,156 gam CO2. Tìm CTPT của X, biết tỉkhối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng 3< dX < 4. A. C3H4O3. B. C3H6O3. C. C3H8O3. D. Đáp án khác. Hướng dẫn giảiÁp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : mX + mO2 = mCO2 + mH2O ⇒ mH2O = 0,882 gam nC = nCO2 = 2,156 = 0, 049 mol; nH = 2.nH2O = 2. 0,882 = 0, 098 mol 44 18⇒ n O ( hchc ) = 1, 47 − 0, 049.12 − 0, 098 = 0, 049 mol 16⇒ nC : nH : nO = 0, 049 : 0, 098 : 0, 049 = 1: 2 :1 ⇒ CTĐGN của X là : CH2OĐặt công thức phân tử của X là (CH2O) n. Theo giả thiết ta có : 3.29 < 30n < 4.29 ⇒ 2,9 < n < 3,87 ⇒ n =3 Vậy CTPT của X là C3H6O3.Đáp án B.Ví dụ 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O) cần 1,904 lít O2 (đktc) thuđược CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích 4 : 3. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết tỉ khốicủa A so với không khí nhỏ hơn 7. A. C8H12O5. B. C4H8O2. C. C8H12O3. D. C6H12O6. Hướng dẫn giảiTheo giả thiết: 1,88 gam A + 0,085 mol O2 → 4a mol CO2 + 3a mol H2O.Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : mCO2 + mH2O = 1,88 + 0, 085.32 = 46 gamTa có : 44.4a + 18.3a = 46 ⇒ a = 0,02 molTrong chất A có: nC = 4a = 0,08 mol ; nH = 3a.2 = 0,12 mol ; nO = 4a.2 + 3a − 0,085.2 = 0,05 mol ⇒ nC : nH : nO = 0,08 : 0,12 : 0,05 = 8 : 12 : 520 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282 Vậy công thức của chất hữu cơ A là C8H12O5 có MA < 203.Đáp án A.Ví dụ 6: Phân tích x gam chất hữu cơ X chỉ thu được a gam CO2 và b gam H2O. Biết 3a = 11b và7x = 3(a + b). Tỉ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 3. CTPT của X là : A. C3H4O. B. C3H4O2. C. C3H6O. D. C3H6O2. Hướng dẫn giảiĐể đơn giản cho việc tính toán ta chọn : b = 18 gam ⇒ a = 66 gam, x = 36 gam.Ta có : nC = n CO2 = 66 = 1,5 mol; nH = 2.n H2O = 2.1188 = 2 mol; n O ( hchc ) = 36 −1,5.12 − 2 =1 mol. 44 16⇒ nC : nH : nO = 1,5 : 2 :1 = 3 : 4 : 2 Căn cứ vào các phương án ta thấy CTPT của X là C3H4O2.Đáp án B.Ví dụ 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol X, sản phẩm thu được cho đi qua bình đựng dung dịchnước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng thêm p gam và có t gam kết tủa. Công thức của X là(Biết p = 0,71t ; t = m +p ) : 1, 02 A. C2H5OH. B. C3H5(OH)3. C. C2H4(OH)2. D. C3H5OH. Hướng dẫn giảiChọn t= m + p = 100 gam 1, 02 ⇒ p = 71 gam ; m = 31 gamGọi công thức tổng quát của ancol R là CxHyOzPhương trình phản ứng : CxHyOz + (x + y − z )O2 → xCO2 + y H2O (1) 4 2 2 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)Theo phương trình (2) ⇒ nC = nCO2 = nCaCO3 = 1 molKhối lượng bình tăng lên: p = mCO2 + mH2O ⇒ mH2O = 71− 44 = 27 gam ⇒ nH2O = 1, 5 molVì nH2O > nCO2 nên ancol X là ancol no nO = 31− (12 +1,5.2) =1 mol 16Vậy ta có x : y : z = nC : nH : nO = 1 : 3 : 1Đặt công thức phân tử (CTPT) của X là (CH3O)n (n∈ N* ).Độ bất bão hòa của phân tử ∆ = 2n − 3n +2 = 2−n ≥ 0 . 2 2Vì độ bất bão hòa của phân tử ∈N nên suy ra n = 2.Vậy công thức phân tử của A là C2H6O2 hay CTCT là C2H4(OH)2. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 21
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Đáp án C.Ví dụ 8: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A và B có khối lượng a gam. Nếu đem đốt cháy hoàn toànX thì thu được 132a gam CO2 và 45a gam H2O. Nếu thêm vào X một nửa lượng A có trong X rồi 41 41đốt cháy hoàn toàn thì thu được 165a gam CO2 và 60, 75a gam H2O. Tìm công thức phân tử của 41 41A và B. Biết X không làm mất màu dung dịch nước brom và A, B thuộc loại hiđrocacbon đã học. Hướng dẫn giảiGiả sử a = 41 gamKhi đốt cháy X: nCO2 = 132 =3 mol ; nH2O = 45 = 2,5 mol 44 18Khi đốt cháy X + 1 A: nCO2 = 165 = 3, 75 mol ; nH2O = 60, 75 = 3,375 mol 2 44 18Vậy khi đốt cháy 1 A ta thu được: nCO2 = 0, 75 mol ; nH2O = 0,875 mol 2Vì nCO2 < nH2O ⇒ A là hiđrocacbon no + 2(n+1) H2OGọi công thức của A là CnH2n + 2Phương trình phản ứng : 2CnH2n + 2 + (3n + 1) O2 → 2n CO2 Ta có nH2O = 2(n +1) = 0,875 ⇒ n = 6 nCO2 2n 0, 75 Vậy công thức phân tử của A là C6H14 Khi đốt cháy B ta thu được số mol của H2O và CO2 là : nCO2 = 3 − 0, 75.2 = 1,5 mol ⇒ nC = 1,5 mol nH2O = 2,5 − 0,875.2 = 0, 75 mol ⇒ nH = 1,5 mol ⇒ nC : nH = 1,5 : 1,5 = 1 : 1 Vậy công thức đơn giản nhất của B là CH, công thức phân tử của B là CnHn Theo giả thiết B không làm mất màu dung dịch nước brom ⇒ B chỉ có thể là aren CnH2n-6 ⇒ số nguyên tử H = 2.số nguyên tử C – 6 Hay n = 2n – 6 ⇒ n = 6 Vậy công thức của B là C6H6.● Chú ý : Đối với những dạng bài tập : “Đốt cháy (oxi hóa) hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X. Chotoàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 …” thì : + Khối lượng bình tăng = tổng khối lượng của CO2 và H2O. + Khối lượng dung dịch tăng = tổng khối lượng của CO2 và H2O – khối lượng của kết tủaCaCO3 hoặc BaCO3. + Khối lượng dung dịch giảm = khối lượng của kết tủa CaCO3 hoặc BaCO3 – tổng khốilượng của CO2 và H2O.22 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Ví dụ 9: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X ở thể khí. Sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hếtvào dung dịch Ca(OH)2 thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dung dịchCa(OH)2 tăng 16,8 gam. Lọc bỏ kết tủa, cho nước lọc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư lại thuđược kết tủa, tổng khối lượng hai lần kết tủa là 39,7 gam. CTPT của X là :A. C3H8. B. C3H6. C. C3H4. D. Kết quả khác. Hướng dẫn giảiCác phản ứng xảy ra :CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)mol: 0,1 ← 0,12CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)mol: 2x →xCa(HCO3)2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + H2O (3)mol: x → x→ xTheo các phương trình phản ứng và giả thiết ta có :10 + 197x + 100x = 39,7 ⇒ x = 0,1 molTổng số mol CO2 sinh ra từ phản ứng đốt cháy X là : 2.0,1 + 0,1 = 0,3 molKhối lượng bình tăng = mCO2 + mH2O = 16,8 gam ⇒ mH2O = 16,8 − 0,3.44 = 3,6 gam ⇒ nH = 2.nH2O = 0, 4 mol ⇒ nC : nH = 0,3 : 0, 4 = 3 : 4. Vậy CTPT của X là C3H4.Đáp án C.Ví dụ 10: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụhết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịchgiảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. CTPT của Xlà:A. C2H6. B. C2H6O. C. C2H6O2. D. Không thể xác định. Hướng dẫn giảiCác phản ứng xảy ra khi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 :CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1)2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)Ba(HCO3)2 → BaCO3 + CO2 + H2O (3)Theo (1) : nCO2 (pö ) = nBaCO3 = 0,1 molTheo (2), (3): nCO2 (pö ) = 2.nBa(HCO3 )2 = 2.nBaCO3 = 0,1 molTổng số mol CO2 sinh ra từ phản ứng đốt cháy hợp chất hữu cơ là 0,2 mol.Theo giả thiết khối lượng dung dịnh giảm 5,5 gam nên ta có : 19, 7 − 0,2.44 − mH2O = 5,5 ⇒ mH2O = 5, 4 gam ⇒ nH = 2.nH2O = 0,6 mol.Áp dụng đinh luật bảo toàn nguyên tố đối với oxi ta có :nO(hchc) = 2.nCO2 + nH2O − 2.nO2 (bñ) = 2.0,2 + 0,3 − 0,3.2 = 0,1 mol ⇒ nC : nH : nO = 0, 2 : 0, 6 : 0,1 = 2 : 6 :1 Vậy CTPT của X là C2H6O.Đáp án A. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 23
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Cách 2 : Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Phương pháp giải – Bước 1 : Từ giả thiết ta có thể xác định được thành phần nguyên tố trong hợp chất, riêng đốivới nguyên tố oxi có những trường hợp ta không thể xác định chính xác trong hợp chất cần tìm cóoxi hay không, trong những trường hợp như vậy ta giả sử là hợp chất có oxi.- Bước 2 : Đặt công thức phân tử của hợp chất là CxHyOzNt . Lập sơ đồ chuyển hóa : CxHyOzNt + O2 → CO2 + H2O + N2 – Bước 3 : Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố để tìm số nguyên tử C, H, O, N… trong hợpchất, suy ra công thức của hợp chất CxHyOzNt n = nC(CxHyOzNt ) C(CO2 ) x = n = nH(CxHyOz Nt ) H(H2O) ⇔ y = n = nN(CxHyOzNt ) N(N2 ) z = n + n = n + nO(CxHyOzNt ) O(H2O) t = O(O2 ) O(CO2 )●Lưu ý : – Nếu không tính được z ở hệ trên thì ta tính z bằng công thức: z = M −12x − y −14t 16 (M là khối lượng phân tử của hợp chất hữu cơ) – Để đặt được công thức phân tử của hợp chất thì điều quan trọng nhất là ta phải xác định đượcthành phần nguyên tố của hợp chất đó vì các hợp chất khác nhau sẽ có thành phần nguyên tố khácnhau. ► Các ví dụ minh họa ◄Ví dụ 11: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ởcùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). CTPT của X là :A. C4H10O. B. C4H8O2. C. C4H10O2. D. C3H8O. Hướng dẫn giải Đối với các chất khí và hơi thì tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol nên ta có thể áp dụng định luật bảotoàn nguyên tố theo thể tích của các chất.Sơ đồ phản ứng : CxHyOz + O2 to → CO2 + H2O (1)lít: 1 6 4 5Áp dụng đinh luật bảo toàn nguyên tố đối với các nguyên tố C, H, O ta có :1.x = 4.1 x = 41.y = 5.2 ⇒ y = 101.z + 6.2 = 4.2 + 5.1 z = 1 Vậy công thức phân tử của X là C4H10O.Đáp án A.24 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Ví dụ 12: Đốt cháy hoàn toàn 10 ml một este cần dùng hết 45 ml O2, thu được V CO2: V H2O= 4 : 3.Ngưng tụ sản phẩm cháy thấy thể tích giảm 30 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Công thức củaeste đó là :A. C8H6O4. B. C4H6O2. C. C4H8O2 D. C4H6O4. Hướng dẫn giảiTheo giả thiết suy ra : V =H2O 30 ml ; V =CO2 40 mlSơ đồ phản ứng :CxHyOz + O2 → CO2 + H2Oml : 10 45 40 30Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố cho các nguyên tố C, H, O ta có : 10.x = 40.1 x = 4 10.y = 30.2 ⇔ y = 6 10.z + 45.2 = 40.2 + 30.1 z = 2 Vậy este có công thức là : C4H6O2.Đáp án B.Ví dụ 13: Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thuđược sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, chohỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biếtcác thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.A. C2H6. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H2. Hướng dẫn giảiTheo giả thiết, ta có : VCO2 = 2 lít ; VO2 (dư) = 0,5 lít ; VN2 = 16 lít ⇒ VO2 (ban đầu) = 4 lít.Sơ đồ phản ứng :CxHy + O2 → CO2 + H2O + O2 dưlít: 1 4 2 a 0,5Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với các nguyên tố C, H, O ta có : 1.x = 2.1 x = 2 1.y = a.2 ⇔ y = 6 4.2 = 2.2 + a + 0.5.2 a = 3 ⇒ Công thức của hiđrocacbon là C2H6.Đáp án A.Ví dụ 14: Cho 0,5 lít hỗn hợp gồm hiđrocacbon và khí cacbonic vào 2,5 lít oxi (lấy dư) rồi đốt. Thểtích của hỗn hợp thu được sau khi đốt là 3,4 lít. Cho hỗn hợp qua thiết bị làm lạnh, thể tích hỗn hợpkhí còn lại 1,8 lít và cho lội qua dung dịch KOH chỉ còn 0,5 lít khí. Thể tích các khí được đo trongcùng điều kiện. Tên gọi của hiđrocacbon là :A. propan. B. xiclobutan. C. propen. D. xiclopropan. Hướng dẫn giảiTheo giả thiết, ta có : VH2O = 1, 6 lít ; VCO2 = 1, 3 lít ; VO2 (dư) = 0,5 lít.Sơ đồ phản ứng :(CxHy + CO2) + O2 → CO2 + H2O + O2 dưlít: a b 2,5 1,3 1,6 0,5 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 25
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với các nguyên tố C, H, O ta có : a.x + b.1 = 1,3 x = 3 a.y y b.2 = 1, 6.2 = 1, 3.2 +1, 6.1 + 0, 5.2 ⇔ a = 8 4 + 2, 5.2 = 0, a + b = 0,5 b = 0,1 ⇒ Công thức của hiđrocacbon là C3H8.Đáp án A.IV. Lập CTPT của hợp chất hữu cơ dựa trên sự thay đổi áp suất trước và sau khi đốt cháyhoàn toàn hợp chất hữu cơ trong bình kín (khí nhiên kế). Phương pháp giải – Bước 1 : Đặt công thức phân tử của hợp chất hữu cơ. Chọn lượng chất hữu cơ phản ứng (nếuđề bài chưa cho biết, thường chọn số mol của hợp chất hữu cơ là 1 mol), suy ra lượng O2 cần chophản ứng đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ (dựa vào phản ứng). – Bước 2 : Viết phương trình phản ứng cháy. Căn cứ vào phương trình phản ứng suy ra số molcác chất đã phản ứng; số mol chất dư và số mol sản phẩm tạo thành. – Bước 3 : Tính tổng số mol khí trước và sau phản ứng. Lập biểu thức liên quan giữa số mol khívà áp suất, nhiệt độ của bình chứa để được phương trình liên quan đến số nguyên tử của cácnguyên tố trong hợp chất. Từ đó tìm được số nguyên tử của các nguyên tố, suy ra công thức phântử.● Lưu ý : Mối quan hệ giữa số mol khí và áp suất, nhiệt độ khi thực hiện phản ứng trong bình kíncó thể tích không đổi :n1 = p1V ; n2 = p2V ⇒ n1 = p1T2 RT1 RT2 n2 p2T1Nếu T2=T1 thì ta có : n1 = p1 n2 p2 ► Các ví dụ minh họa ◄Ví dụ 1: X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X và O2dư ở 150oC, có áp suất 2atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa bình về 150oC, áp suất bìnhvẫn là 2atm. Công thức phân tử của X là :A. C3H8. B. C3H4. C. C3H6. D. A hoặc B hoặc C. Hướng dẫn giảiĐể đơn giản cho việc tính toán ta chọn số mol của X là 1 mol.Phương trình phản ứng :C3Hy + (3 + y )O2 to → 3CO2 + y H2O (1) 4 2mol: 1 (3 + y ) 3y 4 2 Ở 150oC nước ở thể hơi và gây áp suất lên bình chứa. Vì trước và sau phản ứng nhiệt độ khôngđổi, áp suất không đổi nên số mol khí trong bình cũng không thay đổi, suy ra :Tổng số mol khí tham gia phản ứng = Tổng số mol khí và hơi thu được ⇒ 1 + (3 + y ) = 3 + y ⇒ y = 4 4226 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282 Vậy công thức phân tử của X là C3H4.Đáp án B.Ví dụ 2: Nạp một hỗn hợp khí có 20% thể tích ankan A (CnH2n+2) và 80% thể tích O2 (dư) vào khínhiên kế. Sau khi cho nổ rồi cho hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong khí nhiênkế giảm đi 2 lần. Công thức phân tử của ankan A là :A. CH4. B. C2H6. C. C3H8 . D. C4H10. Hướng dẫn giải Để đơn giản cho việc tính toán ta chọn số mol của A là 1 mol và của O2 là 4 mol (Vì ankanchiếm 20% và O2 chiếm 80% về thể tích).Phương trình phản ứng :CnH2n+2 + ( 3n + 1) O2 to → nCO2 + (n +1)H2O (1) 2bđ: 1 4 : molpư: 1 (3n +1) n (n+1) : mol 2spư: 0 4 – (3n +1) n (n+1) : mol 2Vì sau phản ứng hơi nước đã ngưng tụ nên chỉ có O2 dư và CO2 gây áp suất nên bình chứa.Tổng số mol khí trước phản ứng : n1 = 1 + 4 = 5 molTổng số mol khí sau phản ứng : n2 = 4 – (3n +1) +n= (3,5 – 0,5n) mol 2Do nhiệt độ trước và sau phản ứng không đổi nên :n1 = p1 ⇒ 5 = p1 = 2⇒ n = 2n2 p2 3,5 − 0,5n 0, 5p1Vậy A là C2H6.Đáp án B.Ví dụ 3: Trong một bình kín chứa hơi este no, đơn chức, mạch hở A (CnH2nO2) và một lượng O2gấp đôi lượng O2 cần thiết để đốt cháy hết A ở nhiệt độ 140oC và áp suất 0,8 atm. Đốt cháy hoàntoàn A rồi đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. A có công thức phân tửlà :A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C5H10O2. Hướng dẫn giải Để đơn giản cho việc tính toán ta chọn số mol của A là 1 mol thì từ giả thiết và phương trìnhphản ứng ta thấy số mol O2 đem phản ứng là (3n – 2).Phương trình phản ứng :CnH2nO2 + ( 3n − 2 )O2 to → nCO2 + nH2O (1) 2 : molbđ: 1 3n – 2pư: 1 (3n − 2) nn : mol 2spư: 0 (3n − 2) nn : mol 2 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 27
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Ở 140oC nước ở thể hơi và gây áp suất lên bình chứa.Tổng số mol khí trước phản ứng : n1 = 1 + 3n – 2 = (3n – 1) molTổng số mol khí sau phản ứng : n2 = (3n − 2) +n+n= (3,5n – 1) mol 2Do nhiệt độ trước và sau phản ứng không đổi nên : n1 = p1 ⇒ 3n −1 = 0, 8 ⇒ n =3 n2 p2 3,5n −1 0, 95Vậy A là C3H6O2.Đáp án B.Ví dụ 4: Trộn một hiđrocacbon X với lượng O2 vừa đủ để đốt cháy hết X, được hỗn hợp A ở 0oC vàáp suất P1. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm B ở 218,4oC có áp suất P2 gấp 2 lầnáp suất P1. Công thức phân tử của X là : A. C4H10. B. C2H6. C. C3H6. D. C3H8. Hướng dẫn giảiĐể đơn giản cho việc tính toán ta chọn số mol của X (CxHy) là 1 mol thì từ giả thiết và phươngtrình phản ứng ta thấy số mol O2 đem phản ứng là (x + y). 4Phương trình phản ứng : CxHy + (x + y )O2 to → xCO2 + y H2 O (1) 4 2bđ: 1 (x + y) : mol 4pư: 1 (x + y) xy : mol 4 2spư: 0 0 xy : mol 2Ở 218,4oC nước ở thể hơi và gây áp suất lên bình chứa.Tổng số mol khí trước phản ứng : n1 = [1 + (x + y)] mol 4Tổng số mol khí sau phản ứng : n2 = (x + y ) mol 2Do nhiệt độ trước và sau phản ứng thay đổi đổi nên : n1 = p1T2 = p1(218, 4 + 273) = 0,9 ⇒ 1+ x+ y = 0,9 ⇒ 0,2y − 0,1x =1⇒ x = 2 n2 p2T1 2p1.273 4 = 6 y x+ y 2Vậy A là C2H6.Đáp án B.28 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282V. Biện luận tìm công thức của hợp chất hữu cơ Phương pháp giải Có một số bài tập tìm công thức của hợp chất hữu cơ, khi đã khai thác hết các giả thiết mà đềbài cho nhưng vẫn không tìm được số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất. Trong nhữngtrường hợp như vậy ta phải biện luận để tìm số nguyên tử của các nguyên tố. Phương pháp thườngsử dụng là chọn nghiệm nguyên của phương trình có chứa hai hoặc ba ẩn số. Cụ thể như sau : – Bước 1 : Căn cứ vào giả thiết để suy ra thành phần nguyên tố của hợp chất hữu cơ. Đặt CTPTcủa hợp chất hữu cơ là : CxHy, CxHyOz, CxHyOzNt,… – Bước 2 : Lập phương trình theo khối lượng mol của hợp chất : 12x + y +16z + … = M (M làkhối lượng mol) hoặc phương trình khác có liên quan đến số nguyên tử của các nguyên tố tronghợp chất hữu cơ. – Bước 3 : Biện luận để chọn nghiệm x, y, z,… Đối với hợp chất CxHy, CxHyOz thì căn cứ vàođiều kiện ∆ ≥ 0 ta suy ra y ≤ 2x + 2 ; đối với hợp chất CxHyNt thì y ≤ 2x + t + 2. ► Các ví dụ minh họa ◄Ví dụ 1: Hiđrocacbon A có tỉ khối so với He bằng 14. CTPT của A là : A. C4H10. B. C4H6. C. C4H4. D. C4H8. Hướng dẫn giảiTheo giả thiết ta có : MA = 14.MHe = 14.4 = 56 gam/molĐặt công thức phân tử của hợp chất A là CxHy (y ≤ 2x + 2), ta có : 12x + y = 56 ⇒ x =4 y =8 Vậy công thức phân tử của A là C4H8Đáp án D.Ví dụ 2: Một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với không khí bằng bằng 2. Đốt cháy hoàn toàn Abằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A ? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giảiTheo giả thiết ta có : MA = 29.2 = 58 gam/mol Vì khi đốt cháy A thu được CO2 và nước nên thành phần nguyên tố trong A chắc chắn có C, H,có thể có hoặc không có O.Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz (y ≤ 2x + 2), ta có : 12x + y + 16z = 58 ⇒ z < 58 −1−12 = 2, 8125 16● Nếu z = 0 ⇒ 12x + y = 58 ⇒ x = 4 ⇒ A là C4H10 y = 10● Nếu z = 1 ⇒ 12x + y = 42 ⇒ x = 3 ⇒ A là C3H6O y = 6● Nếu z = 2 ⇒ 12x + y = 26 ⇒ x = 2 ⇒ A là C2H2O2 y = 2Đáp án C. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 29
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Ví dụ 3: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phânamin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Hướng dẫn giảiTừ giả thiết suy ra : 14 y = 23, 73 ⇒ 12x + y = 45 ⇒ x = 3 ⇒ CTPT cuûa a min laø C3H9N12x + 100 − 23,73 = 9 y Vậy có hai amin bậc 1 là : CH3-CH2-CH2-NH2 ; (CH3)2CH-NH2Đáp án A.Ví dụ 4: Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng.Số đồng phân cấu tạo của X là : A. 8. B. 2. C. 4. D. 10. Hướng dẫn giảiĐặt CTPT của amin X là CxHyNt , theo giả thiết ta có : 14t 19,18 x = 412x + 100 −19,18 y = 11 y = ⇒ 12x + y = 59t ⇒ t = 1CTPT của amin X là C4H11N. Số đồng phân của amin X là 8 :CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – NH2 ; CH3 – CH2 – CH – CH3 ; CH3 – CH – CH2 – NH2 ; NH2 CH3 CH3CH3 – C – NH2 ; CH3 – CH2 – NH – CH2 – CH3 ; CH3 – CH2 – CH2 – NH – CH3 ; CH3CH3 – CH -NH – CH3 ; CH3 – CH2 – N – CH3 CH3 CH3Ví dụ 5: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất X cần 5,5 mol O2, thu được CO2 và hơi nước với tổng sốmol bằng 9. CTPT của X là :A. C4H10O. B. C4H10O2. C. C4H10O3. D. C4H10. Hướng dẫn giảiPhương trình phản ứng :CxHyOz + (x + y − z ) O2 to → xCO2 + y H2 O (1) 4 2 2mol: 1 → 5,5 → x → y 2 Theo (1), giả thiết và áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với oxi ta có : + 5, 5.2 = 2x + y x = 4z 2 y = 10 ⇒ yx + 2 = 9 z = 2 Vậy CTPT của A là C4H10O2.Đáp án B.30 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Ví dụ 6: Một hợp chất hữu cơ A gồm C, H, O có 50% oxi về khối lượng. Công thức phân tử của Alà : A. CH2O2. B. CH4O. C. CH2O. D. C3H4O. Hướng dẫn giảiĐặt CTPT của A là CxHyOz. Theo giả thiết ta có : x = 1 16z y 12x + y +16z = 50% ⇒ 12x + y = 16z ⇒ z =4 =1 Vậy CTPT của A là CH4O.Đáp án B.Ví dụ 7: Khi đốt cháy hoàn toàn 15 miligam chất A chỉ thu được khí CO2 và hơi nước, tổng thể tíchcủa chúng quy về điều kiện tiêu chuẩn là 22,4 mililít. Công thức đơn giản nhất của A là : A. CH2. B. CH4O. C. CH2O. D. C3H4. Hướng dẫn giảiĐặt CTPT của A là CxHyOz.Phương trình phản ứng : CxHyOz + (x + y − z )O2 to → xCO2 + y H2 O (1) 4 2 2mol: 15 → 15x → 7,5y 12x + y +16z 12x + y +16z 12x + y +16zTheo (1) và giả thiết ta có : x = 1 15x 7, 5y y = 212x + y +16z + 12x + y +16z = 1 ⇒ 3x + 6,5y = 16z ⇒ z = 1 Công thức đơn giản nhất của A là CH2O.Đáp án C.Ví dụ 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất hữu cơ X cần vừa đủ 0,616 lít O2. Sau thí nghiệm thuđược hỗn hợp sản phẩm Y gồm : CO2, N2 và hơi H2O. Làm lạnh để ngưng tụ hơi H2O chỉ còn 0,56lít hỗn hợp khí Z (có tỉ khối hơi với H2 là 20,4). Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Công thức phântử X là : A. C2H5ON. B. C2H5O2N. C. C2H7O2N. D. A hoặc C. Hướng dẫn giảiTheo giả thiết ta thấy hỗn hợp khí Z gồm CO2 và N2. MN2 , CO2 = 40,8 gam / mol, nN2 , CO2 = 0, 025 mol, nO2 = 0, 0275 molÁp dụng sơ đồ đường chéo ta có : nN2 28 44 – 40,8 = 3,2 ⇒ nN2 = 3,2 = 1 40,8 nCO2 12,8 4 40,8 – 28 = 12,8 nCO2 44⇒ nN2 = 1 .0, 025 = 0, 005 mol; nCO2 = 4 .0, 025 = 0, 02 mol 5 5 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 31
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Phương trình phản ứng :CxHyOzNt + (x + y − z )O2 to → xCO2 + y H2 O + t N2 (1) 4 2 2 2mol: 0,01 → 0,01. (x + y − z ) → 0,01x → 0,01. y → 0,01. t 42 22 Theo giả thiết và (1) ta có hệ : 01.(x + y − z ) = 0, 0275 y − 2z = 3 z = 1 z = 20, 42 x = 2 yx xy ⇒ t = 1 ⇒ = 5 hoaëc = 70, 01x = 0,02 = 2 = 20, 01. t = 0, 005 t = 1 t = 1 2 Vậy CTPT của A là : C2H5ON hoặc C2H7O2N.Đáp án D. Ba điều● Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được : Thời gian, Lời nói, Cơ hội.● Ba điều làm nên giá trị một con người : Siêng năng, Chân thành, Thành đạt.● Ba điều trong đời không được đánh mất : Sự thanh thản, Hy vọng, Lòng trung thực.● Ba thứ có giá trị nhất trong đời : Tình yêu, Lòng tự tin, Bạn bè.● Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được : Giấc mơ, Thành công, Tài sản.● Ba điều trong đời làm hỏng một con người : Rượu, Lòng tự cao, Sự giận dữ.32 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆMCâu 1: Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau :A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon. B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừcacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit, muối cacbonat, xianua, cacbua. C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừcacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit. D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon trừ muốicacbonat.Câu 2: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơA. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P…B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.Câu 3: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?A. CO2, CaCO3. B. CH3Cl, C6H5Br.C. NaHCO3, NaCN. D. CO, CaC2.Câu 4: Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6. B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N.C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl. D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4.Câu 5: Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chấthữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu ?A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.Câu 6: Cho dãy chất : CH4 ; C6H6 ; C6H5OH ; C2H5ZnI ; C2H5PH2. Nhận xét nào sau đây đúng ? A. Các chất trong dãy đều là hiđrocacbon.B. Các chất trong dãy đều là dẫn xuất của hiđrocacbon.C. Các chất trong dãy đều là hợp chất hữu cơ.D. Có cả chất vô cơ và hữu cơ nhưng đều là hợp chất của cacbon.Câu 7: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là :1) Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.2) Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.3) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.4) Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.5) Dễ bay hơi, khó cháy.6) Phản ứng hoá học xảy ra nhanh.Nhóm các ý đúng là :A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6.Câu 8: Nhận xét nào đúng về các chất hữu cơ so với các chất vô cơ ?A. Độ tan trong nước lớn hơn. B. Độ bền nhiệt cao hơn.C. Tốc độ phản ứng nhanh hơn. D. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 33
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 9: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là :A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.Câu 10: Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ ?A. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.B. Không bền ở nhiệt độ cao.C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.Câu 11: Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau :A. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.C. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon.D. Tất cả đều đúng.Câu 12: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?A. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.B. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.C. CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.D. HgCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.Câu 13: Hợp chất (CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr có danh pháp IUPAC là :A. 1-brom-3,5-trimetylhexa-1,4-đien. B. 3,3,5-trimetylhexa-1,4-đien-1-brom.C. 2,4,4-trimetylhexa-2,5-đien-6-brom. D. 1-brom-3,3,5-trimetylhexa-1,4-đien.Câu 14: Hợp chất (CH3)2C=CH–C(CH3)3 có danh pháp IUPAC là :A. 2,2,4-trimetylpent-3-en. B. 2,4-trimetylpent-2-en.C. 2,4,4-trimetylpent-2-en. D. 2,4-trimetylpent-3-en.Câu 15: Hợp chất CH2=CHC(CH3)2CH2CH(OH)CH3 có danh pháp IUPAC là :A. 1,3,3-trimetylpent-4-en-1-ol. B. 3,3,5-trimetylpent-1-en-5-ol.C. 4,4-đimetylhex-5-en-2-ol. D. 3,3-đimetylhex-1-en-5-ol.Câu 16: Ghép tên ở cột 1 với công thức ở cột 2 cho phù hợp ? Cột 1 Cột 2 1) phenyl clorua a. CH3Cl 2) metylen clorua b. CH2=CHCl 3) anlyl clorua c. CHCl3 4) vinyl clorua d. C6H5Cl 5) clorofom e. CH2=CH–CH2Cl f. CH2Cl2A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a. B. 1-d, 2-f, 3-b, 4-e, 5-c.C. 1-d, 2-f, 3-e, 4-b, 5-a. D. 1-d, 2-f, 3-e, 4-b, 5-c.34 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 17: Ghép tên ở cột 1 và CTCT ở cột 2 cho phù hợp : Cột 1 Cột 2 1. isopropyl axetat a. C6H5OOC−CH3 2. allylacrylat b. CH3COOCH(CH3)2 3. phenyl axetat c. CH2=CHCOOCH=CH2 4. sec-butyl fomiat d. CH2=CHCOOCH−CH=CH2 e. HCOOCH(CH3)CH2CH3A. 1-b, 2-d, 3-a, 4-e. B. 1-b, 2-c, 3-a, 4-e.C. 1-d, 2-d, 3-a, 4-e. D. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c.Câu 18: Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC),nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ?A. Kết tinh. B. Chưng cất. C. Thăng hoa. D. Chiết.Câu 19: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ là gì ?A. Đốt cháy chất hữu cơ để phát hiện hiđro dưới dạng hơi nước.B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để phát hiện nitơ có mùi của tóc cháy.C. Đốt cháy chất hữu cơ để phát hiện cacbon dưới dạng muội than.D. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N thành các chất vô cơ đơn giản dễ nhận biết.Câu 20: Muốn biết hợp chất hữu có có chứa hiđro hay không, ta có thể :A. đốt chất hữu cơ xem có tạo chất bã đen hay không.B. oxi hóa hợp chất hữu cơ bằng CuO, sau đó cho sản phẩm đi qua nước vôi trong. C. cho chất hữu cơ tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc. D. oxi hóa hợp chất hữu cơ bằng CuO, sau đó cho sản phẩm đi qua CuSO4 khan.Câu 21: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khíCO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau : A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.Câu 22: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ?A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của cácnguyên tố trong phân tử. C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tốtrong phân tử.D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.Câu 23: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sauđây :A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 35
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 24: Theo thuyết cấu tạo hóa học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết vớinhauA. theo đúng hóa trị.B. theo một thứ tự nhất định.C. theo đúng số oxi hóa.D. theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định.Câu 25: Cấu tạo hoá học là :A. Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.B. Các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.C. Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.D. Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.Câu 26: Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp và cách kết hợp của các nguyên tử trong phân tửhợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây ?A. Công thức phân tử. B. Công thức tổng quát.C. Công thức cấu tạo. D. Cả A, B, C.Câu 27: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kémnhau một hay nhiều nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượngA. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối.Câu 28: Hai chất có công thức : C6H5 – C – O – CH3 vµ CH3 – O – C – C6H5 OONhận xét nào sau đây đúng ?A. Là các công thức của hai chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau.B. Là các công thức của hai chất có cùng công thức phân tử những có cấu tạo tương tự nhau.C. Là các công thức của hai chất có công thức phân tử và cấu tạo đều khác nhau.D. Chỉ là công thức của một chất vì công thức phân tử và cấu tạo đều giống nhau.Câu 29: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau ?A. C2H6, CH4, C4H10. B. C2H5OH, CH3CH2CH2OH.C. CH3OCH3, CH3CHO. D. A và B đúng.Câu 30: Cho các chất sau đây :CH = CH2 CH3 CH2 -CH3 CH = CH2(I) (II) (III) CH3 CH3 (IV)Chất đồng đẳng của benzen là : (V) C. II, V.A. I, II, III. B. II, III. D. II, III, IV.36 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 31: Cho các chất sau đây :(I) CH3−CH(OH)−CH3 (II) CH3−CH2−OH(III) CH3−CH2−CH2−OH (IV) CH3−CH2−CH2−O−CH3 (V) CH3−CH2−CH2−CH2−OH (VI) CH3−OHCác chất đồng đẳng của nhau là :A. I, II và VI. B. I, III và IV. C. II, III,V và VI. D. I, II, III, IV.Câu 32: Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T).Các chất đồng đẳng của nhau là :A. Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z.Câu 33: Chọn định nghĩa đồng phân đầy đủ nhất :A. Đồng phân là hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau.B. Đồng phân là hiện tuợng các chất có tính chất khác nhau.C. Đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng chất có cùng CTPT.D. Đồng phân là hiện tuợng các chất có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau.Câu 34: Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ là gì ?A. Vì trong hợp chất hữu cơ, nguyên tố cacbon luôn có hóa trị IV. B. Vì cacbon có thể liên kết với chính nó để tạo thành mạch cacbon (thẳng, nhánh, nhánhhoặc vòng).C. Vì sự thay đổi trật tự trong liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.D. Vì trong hợp chất hữu cơ chứa nguyên tố hiđro.Câu 35: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ? A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO. C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.Câu 36: Cho các chất :Các chất đồng phân của nhau là :A. II, III. B. I, IV, V. C. IV, V. D. I, II, III, IV, V.Câu 37: Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúngthuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là :A. CH3COOCH3. B. HOCH2CHO. C. CH3COOH. D. CH3OCHO.Câu 38: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học ?(I) CH3C≡CH (II) CH3CH=CHCH3 (III) (CH3)2CHCH2CH3(IV) CH3CBr=CHCH3A. (II). (V) CH3CH(OH)CH3 (VI) CHCl=CH2 B. (II) và (VI).C. (II) và (IV). D. (II), (III), (IV) và (V). Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 37
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 39: Cho các chất sau :(1) CH2=CHC≡CH (2) CH2=CHCl (3) CH3CH=C(CH3)2(4) CH3CH=CHCH=CH2 (5) CH2=CHCH=CH2 (6) CH3CH=CHBrChất nào sau đây có đồng phân hình học ?A. 2, 4, 5, 6. B. 4, 6. C. 2, 4, 6. D. 1, 3, 4.Câu 40: Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau ?A. (I), (II). B. (I), (III). C. (II), (III). D. (I), (II), (III).Câu 41: Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có đồng phân cis-trans ?A. 1,2-đicloeten. B. 2-metyl pent-2-en.C. but-2-en. D. pent-2-en.Câu 42: Phát biểu không chính xác là :A. Liên kết ba gồm hai liên kết π và một liên kết σ.B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết σ, sự xen phủ bên tạo thành liên kết π.Câu 43: Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhấtđịnh. B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm –CH2–, do đó tínhchất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng. C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi làcác chất đồng đẳng của nhau.D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.Câu 44: Cho công thức cấu tạo sau : CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO. Số oxi hóa của các nguyên tửcacbon tính từ phải sang trái có giá trị lần lượt là :A. +1 ; +1 ; -1 ; 0 ; -3. B. +1 ; -1 ; -1 ; 0 ; -3.C. +1 ; +1 ; 0 ; -1 ; +3. D. +1 ; -1 ; 0 ; -1 ; +3.Câu 45: Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chấtA. không no. B. mạch hở. C. thơm. D. no hoặc không no.Câu 46: Trong công thức CxHyOzNt tổng số liên kết π và vòng là :A. (2x-y + t+2)/2. B. (2x-y + t+2).C. (2x-y – t+2)/2. D. (2x-y + z + t+2)/2.Câu 47: Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kếtba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là :A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.38 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 48: Licopen, công thức phân tử C40H56 là chất màu đỏ trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôivà liên kết đơn trong phân tử. Hiđro hóa hoàn toàn licopen được hiđrocacbon C40H82. Vậy licopencóA. 1 vòng ; 12 nối đôi. B. 1 vòng ; 5 nối đôi.C. 4 vòng ; 5 nối đôi. D. mạch hở ; 13 nối đôi.Câu 49: Metol C10H20O và menton C10H18O chúng đều có trong tinh dầu bạc hà. Biết phân tử metolkhông có nối đôi, còn phân tử menton có 1 nối đôi. Vậy kết luận nào sau đây là đúng ?A. Metol và menton đều có cấu tạo vòng.B. Metol có cấu tạo vòng, menton có cấu tạo mạch hở.C. Metol và menton đều có cấu tạo mạch hở.D. Metol có cấu tạo mạch hở, menton có cấu tạo vòng.Câu 50: Trong hợp chất CxHyOz thì y luôn luôn chẵn và y ≤ 2x+2 là do : A. a ≥ 0 (a là tổng số liên kết π và vòng trong phân tử).B. z ≥ 0 (mỗi nguyên tử oxi tạo được 2 liên kết).C. mỗi nguyên tử cacbon chỉ tạo được 4 liên kết.D. cacbon và oxi đều có hóa trị là những số chẵn và a ≥ 0.Câu 51: Tổng số liên kết π và vòng ứng với công thức C5H9O2Cl là : D. 3. A. 0. B. 1. C. 2.Câu 52: Tổng số liên kết π và vòng ứng với công thức C5H12O2 là : D. 3. A. 0. B. 1. C. 2.Câu 53: Công thức tổng quát của dẫn xuất điclo mạch hở có chứa một liên kết ba trong phân tử là :A. CnH2n-2Cl2. B. CnH2n-4Cl2. C. CnH2nCl2. D. CnH2n-6Cl2.Câu 54: Công thức tổng quát của dẫn xuất đibrom không no mạch hở chứa a liên kết π là :A. CnH2n+2-2aBr2. B. CnH2n-2aBr2.C. CnH2n-2-2aBr2. D. CnH2n+2+2aBr2.Câu 55: Hợp chất hữu cơ có công thức tổng quát CnH2n+2O2 thuộc loạiA. ancol hoặc ete no, mạch hở, hai chức. B. anđehit hoặc xeton no, mạch hở, hai chức.C. axit hoặc este no, đơn chức, mạch hở. D. hiđroxicacbonyl no, mạch hở.Câu 56: Ancol no, mạch hở có công thức tổng quát chính xác nhất là :A. R(OH)m. B. CnH2n+2Om. C. CnH2n+1OH. D. CnH2n+2-m(OH)m.Câu 57: Công thức tổng quát của anđehit đơn chức, mạch hở có 1 liên kết đôi C=C là :A. CnH2n+1CHO. B. CnH2nCHO. C. CnH2n-1CHO. D. CnH2n-3CHO.Câu 58: Anđehit mạch hở có công thức tổng quát CnH2n-2O thuộc loạiA. anđehit đơn chức, no.B. anđehit đơn chức, chứa một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon.C. anđehit đơn chức, chứa hai liên kết π trong gốc hiđrocacbon.D. anđehit đơn chức, chứa ba liên kết π trong gốc hiđrocacbon.Câu 59: Công thức tổng quát của ancol đơn chức, mạch hở có hai liên kết đôi trong gốchiđrocacbon là :A. CnH2n-4O. B. CnH2n-2O. C. CnH2nO. D. CnH2n+2O.Câu 60: Anđehit mạch hở CnH2n – 4O2 có số lượng liên kết π trong gốc hiđrocacbon là :A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 39
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 61: Công thức phân tử tổng quát của axit hai chức, mạch hở chứa một liên kết đôi trong gốchiđrocacbon là :A. CnH2n-4O4. B. CnH2n-2O4. C. CnH2n-6O4. D. CnH2nO4.Câu 62: Axit mạch hở CnH2n – 4O2 có số lượng liên kết π trong gốc hiđrocacbon là : A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.Câu 63: Tổng số liên kết π và vòng trong phân tử axit benzoic (C6H5COOH) là : A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.Câu 64: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C6H14 là : D. 5. A. 6. B. 7. C. 4.Câu 65: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10 là : A. 2. B. 3. C. 6. D. 5.Câu 66: Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H10 là : A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.Câu 67: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 là : A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.Câu 68: Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H12 là : A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.Câu 69: Số lượng đồng phân chỉ chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H10 là : A. 7. B. 8. C. 9. D. 6.Câu 70: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Br3 là : D. 6. A. 3. B. 4. C. 5.Câu 71: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Cl là : D. 6. A. 3. B. 4. C. 5.Câu 72: Hợp chất C4H10O có số đồng phân ancol và tổng số đồng phân là :A. 7 và 4. B. 4 và 7. C. 8 và 8. D. 10 và 10.Câu 73: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C3H6O là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.Câu 74: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6O2 tác dụng được vớiNaHCO3 là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.Câu 75: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C4H11N là : D. 10. A. 7. B. 8. C. 9.Câu 76: Đặc điểm chung của các cacbocation và cacbanion là :A. kém bền và có khả năng phản ứng rất kém.B. chúng đều rất bền vững và có khả năng phản ứng cao.C. có thể dễ dàng tách được ra khỏi hỗn hợp phản ứng.D. kém bền và có khả năng phản ứng cao.Câu 77: Phản ứng CH3COOH + CH ≡ CH → CH3COOCH = CH2 thuộc loại phản ứng nào sauđây?A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng.C. Phản ứng tách. D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.40 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 78: Phản ứng 2CH3OH → CH3OCH3 + H2O thuộc loại phản ứng nào sau đây ? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.Câu 79: Phản ứng CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC ≡ CAg + 2NH4NO3 thuộc loại phản ứngnào ? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.Câu 80: Phản ứng : CH3- CH2 – CH – CH3 → CH3 – CH = CH – CH3 + H2O thuộc loại phản ứng |nào ? OH A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.Câu 81: Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon M là CnH2n+1. M thuộc dãy đồng đẳng nào ? A. ankan. B. không đủ dữ kiện để xác định. C. ankan hoặc xicloankan. D. xicloankan.Câu 82: Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ? A. C3H9O3. B. C2H6O2. C. CH3O. D. Không xác định được.Câu 83: Công thức thực nghiệm của chất hữu cơ có dạng (CH3Cl)n thì công thức phân tử của hợpchất đó là : A. CH3Cl. B. C2H6Cl2. C. C3H9Cl3. D. Không xác định được.Câu 84: Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ? A. C4H9ClO. B. C8H18Cl2O2. C. C12H27Cl3O3. D. Không xác định được.Câu 85: CTĐGN của 1 anđehit no, đa chức, mạch hở là C2H3O. CTPT của nó là : A. C8H12O4. B. C4H6O. C. C12H18O6. D. C4H6O2.Câu 86: Axit cacboxylic A có công thức đơn giản nhất là C3H4O3. A có công thức phân tử là : A. C3H4O3. B. C6H8O6. C. C18H24O18. D. C12H16O12.Câu 87: Một axit no A có CTĐGN là C2H3O2. CTPT của axit A là : A. C6H9O6. B. C2H3O2. C. C4H6O4. D. C8H12O8.Câu 88: Hiđrocacbon A có tỉ khối so với He bằng 14. CTPT của A là : A. C4H10. B. C4H6. C. C4H4. D. C4H8.Câu 89: Một hợp chất hữu cơ X có khối lượng phân tử là 26. Đem đốt X chỉ thu được CO2 và H2O.CTPT của X là : A. C2H6. B. C2H4. C. C2H2. D. CH2O.Câu 90: Một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với không khí bằng bằng 2. Đốt cháy hoàn toàn Abằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A ? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.Câu 91: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là CxHyOz. Khối lượng phân tử của X là 60 đvC.Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với X ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Câu 92: Một hợp chất hữu cơ A có M = 74. Đốt cháy A bằng oxi thu được khí CO2 và H2O. Có baonhiêu công thức phân tử phù hợp với A ? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 41
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 93: Hợp chất hữu cơ X có chứa C, H, Cl. MX = 76,5. Hãy cho biết X có bao nhiêu đồng phâncấu tạo ?A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.Câu 94: Hợp chất hữu cơ Y có tỉ khối hơi so với H2 là 37. Y tác dụng được với Na, NaOH và thamgia phản ứng tráng gương. Công thức phân tử của Y là :A. C4H10O. B. C3H6O2. C. C2H2O3. D. C4H8O.Câu 95: Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H2O ; 6,72 lít CO2 và0,56 lít N2 (đkc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là :A. 58,5% ; 4,1% ; 11,4% ; 26%. B. 48,9% ; 15,8% ; 35,3% ; 0%.C. 49,5% ; 9,8% ; 15,5% ; 25,2%. D. 59,1 % ; 17,4% ; 23,5% ; 0%.Câu 96: Hợp chất X có thành phần % về khối lượng : C (85,8%) và H (14,2%). Hợp chất X là :A. C3H8. B. C4H10. C. C4H8. D. kết quả khác.Câu 97: Hợp chất X có %C = 54,54% ; %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng88. CTPT của X là :A. C4H10O. B. C5H12O. C. C4H10O2. D. C4H8O2.Câu 98: Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là : 14,28% ; 1,19% ;84,53%. CTPT của Z là :A. CHCl2. B. C2H2Cl4. C. C2H4Cl2. D. một kết quả khác.Câu 99: Hợp chất hữu cơ A có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: C chiếm24,24% ; H chiếm 4,04% ; Cl chiếm 71,72%. A có bao nhiêu công thức cấu tạo ?A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.Câu 100: Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so vớikhông khí là 4,034. CTPT của A là :A. C5H12O2N. B. C5H11O2N. C. C5H11O3N. D. C5H10O2N.Câu 101: Chất hữu cơ A chứa 7,86% H ; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gamA thu được CO2, hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí CO2 là 1,68 lít (đktc). CTPT của A là(biết MA < 100) :A. C6H14O2N. B. C3H7O2N. C. C3H7ON. D. C3H7ON2.Câu 102: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol chất X chứa (C, H, O) và cho sản phẩm cháy lần lượt đi quabình 1 chứa 100 gam dung dịch H2SO4 96,48% và bình 2 chứa dung dịch KOH dư. Sau thí nghiệmthấy nồng độ H2SO4 ở bình 1 giảm còn 90%. Trong bình 2 tạo ra 55,2 gam muối. CTPT của X là(biết X có chứa 2 nguyên tử oxi) :A. CH2O2. B. C3H6O2. C. C3H8O2. D. C2H4O2.Câu 103: Xác định CTPT của hiđrocacbon X, biết trong phân tử của X : mC = 4mHA. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. Không thể xác định.Câu 104: Tỉ lệ % khối lượng của cacbon và hiđro trong hiđrocacbon X là 92,3 : 7,7. Khối lượngphân tử của X lớn gấp 1,3 lần khối lượng của axit axetic. CTPT của X là :A. C6H6. B. C4H4. C. C6H12. D. C5H10.Câu 105: Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy cứ 3 phần khối lượng cacbon lại có 1 phần khối lượnghiđro, 7 phần khối lượng nitơ và 8 phần lưu huỳnh. Trong CTPT của X chỉ có 1 nguyên tử S, vậyCTPT của X là :A. CH4NS. B. C2H2N2S. C. C2H6NS. D. CH4N2S.Câu 106: Chất hữu cơ X có khối lượng phân tử bằng 123 và khối lượng của C, H, O, N trong phântử tỉ lệ với nhau theo thứ tự là 72 : 5 : 32 : 14. CTPT của X là :A. C6H14O2N. B. C6H6ON2. C. C6H12ON. D. C6H5O2N.42 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 107: Oxi hóa hoàn toàn 4,02 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 3,18 gam Na2CO3 và0,672 lít khí CO2. CTĐGN của X là :A. CO2Na. B. CO2Na2. C. C3O2Na. D. C2O2Na.Câu 108: Đốt cháy hoàn toàn 5,80 gam chất X thu được 2,65 gam Na2CO3 ; 2,26 gam H2O và 12,10gam CO2. Công thức phân tử của X là :A. C6H5O2Na. B. C6H5ONa. C. C7H7O2Na. D. C7H7ONa.Câu 109*: Phân tích 1,47 gam chất hữu cơ Y (C, H, O) bằng CuO thì thu được 2,156 gam CO2 vàlượng CuO giảm 1,568 gam. CTĐGN của Y là :A. CH3O. B. CH2O. C. C2H3O. D. C2H3O2.Câu 110: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2(các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là :A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N.Câu 111: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gamCO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm20% thể tích không khí. X có công thức là :A. C2H5NH2. B. C3H7NH2. C. CH3NH2. D. C4H9NH2.Câu 112: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2 ; 1,215 gamH2O và 168 ml N2 (đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4. Công thức phân tửcủa A là :A. C5H5N. B. C6H9N. C. C7H9N. D. C6H7N.Câu 113: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO2, 0,09 gam H2O.Mặt khác khi xác định clo trong hợp chất đó bằng dung dịch AgNO3 người ta thu được 1,435 gamAgCl. Tỉ khối hơi của hợp chất so với hiđro bằng 42,5. Công thức phân tử của hợp chất là :A. CH3Cl. B. C2H5Cl. C. CH2Cl2. D. C2H4Cl2.Câu 114: Phân tích 0,31gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44 gam CO2. Mặtkhác, nếu phân tích 0,31 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thànhvào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì phần axit dư được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH1,4M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 1,38 gam. CTPT của X là :A. CH5N. B. C2H5N2. C. C2H5N. D. CH6N.Câu 115: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôitrong được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lọc lại có 10 gam kết tủa nữa.Vậy X không thể là :A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2.Câu 116: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X ở thể khí. Sản phẩm cháy thu được cho hấp thụhết vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dung dịchCa(OH)2 tăng 16,8 gam. Lọc bỏ kết tủa cho nước lọc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư lại thuđược kết tủa, tổng khối lượng hai lần kết tủa là 39,7 gam. CTPT của X là :A. C3H8. B. C3H6. C. C3H4. D. Kết quả khác.Câu 117: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồmCO2 và H2O hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện vàkhối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kếttủa nữa. CTPT của X là :A. C2H6. B. C2H6O. C. C2H6O2. D. Không thể xác định. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 43
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 118: Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam một chất hữu cơ A chỉ chứa một nhóm chức, sau đó dẫn toànbộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 20 gam kết tủa vàkhối lượng dung dịch còn lại giảm 8,5 gam so với trước phản ứng. Biết MA < 100. CTPT của A là :A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C4H10O2. D. C4H6O2.Câu 119: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm1/5 thể tích O2, còn lại là N2) được khí CO2 , H2O và N2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựngdung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 39,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm đi 24,3 gam. Khí thoátra khỏi bình có thể tích 34,72 lít (đktc). Biết dX O2 < 2. CTPT của X là :A. C2H7N. B. C2H8N. C. C2H7N2. D. C2H4N2.Câu 120: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc),thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. CTĐGN của X là :A. C2H4O. B. C3H6O. C. C4H8O. D. C5H10O.Câu 121: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam chất hữu cơ X cần 8,96 lít O2 (đktc). Biết nH2O : nCO2 = 4 : 3 .CTPT của X là :A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C3H8.Câu 122: Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam hợp chất hữu cơ Z (chứa C, H, O) cần 1,904 lít khí O2(đktc), thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3. Công thức phân tử của Z là :A. C4H6O2. B. C8H12O4. C. C4H6O3. D. C8H12O5.Câu 123: Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) bằng 1,0976 lít khí O2 (ởđktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O, 2,156 gam CO2. Tìm CTPT của X, biết tỉkhối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng 3< dX < 4.A. C3H4O3. B. C3H6O3. C. C3H8O3. D. Đáp án khác.Câu 124: Đốt cháy hoàn toàn 6,66 gam chất X cần 9,072 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy đượcdẫn qua bình 1 chứa H2SO4 đặc và bình 2 chứa Ca(OH)2 dư thấy bình 1 tăng 3,78 gam và bình 2tăng m gam và tạo a gam kết tủa. Biết MX < 250. Giá trị của m, a và CTPT của X là :A. 15,8 gam, 36 gam và C6H7O2. B. 8,2 gam, 20 gam và C6H7O2.C. 15,84 gam, 36 gam và C12H14O4. D. 13,2 gam, 39 gam và C6H7O2.Câu 125: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích oxi (đo cùng điềukiện nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O với mCO2 : mH2O = 44 : 9. BiếtMA < 150. A có công thức phân tử là :A. C4H6O. B. C8H8O. C. C8H8. D. C2H2.Câu 126: Phân tích x gam chất hữu cơ X chỉ thu được a gam CO2 và b gam H2O. Biết 3a = 11b và7x = 3(a + b). Tỉ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 3. CTPT của X là :A. C3H4O. B. C3H4O2. C. C3H6O. D. C3H6O2.Câu 127: Phân tích a gam chất hữu cơ A thu được m gam CO2 và n gam H2O. Cho biết 9m = 22nvà 31a = 15(m+n). Xác định CTPT của A. Biết nếu đặt d là tỉ khối hơi của A đối với không khí thì 2< d <3.A. C3H6O. B. C3H6O2. C. C2H4O2. D. C2H4O.Câu 128: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ A chứa C, H, O khối lượng sản phẩm cháy là pgam. Cho toàn bộ sản phẩm này qua dung dịch nước vôi trong có dư thì sau cùng thu được t gamkết tủa, biết p = 0,71t và 1,02t = m + p. CTPT của A là :A. C2H6O2. B. C2H6O. C. C3H8O3. D. C3H8O.Câu 129: Khi đốt 1 lít khí X cần 5 lít O2 sau phản ứng thu được 3 lít CO2 và 4 lít hơi nước. Biết cáckhí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. CTPT của X là :A. C2H6O. B. C3H8O. C. C3H8. D. C2H6.44 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 130: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ởcùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). CTPT của X là :A. C4H10O. B. C4H8O2. C. C4H10O2. D. C3H8O.Câu 131: Đốt cháy hết 2,3 gam hợp chất hữu cơ X cần V lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụhết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bìnhđựng dung dịch nước vôi tăng 7,1 gam. Giá trị của V là :A. 3,92 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. Kết quả khác.Câu 132: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ X cần 7,84 lít O2 thu được 5,6 lít khí CO2(đktc) , 4,5 gam H2O và 5,3 gam Na2CO3. CTPT của X là :A. C2H3O2Na. B. C3H5O2Na. C. C3H3O2Na. D. C4H5O2Na.Câu 133: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựngdung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của Xso với H2 bằng 15. CTPT của X là :A. C2H6O. B. CH2O. C. C2H4O. D. CH2O2.Câu 134: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O.Biết tỉ khối của X so với He (MHe = 4) là 7,5. CTPT của X là :A. CH2O2. B. C2H6. C. C2H4O. D. CH2O.Câu 135: Đốt 0,15 mol một hợp chất hữu cơ thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Mặtkhác đốt 1 thể tích hơi chất đó cần 2,5 thể tích O2. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, ápsuất. CTPT của hợp chất đó là :A. C2H6O2. B. C2H6O. C. C2H4O2. D. C2H4O.Câu 136: Phân tích 1,5 gam chất hữu cơ X thu được 1,76 gam CO2 ; 0,9 gam H2O và 112 ml N2 đoở 0oC và 2 atm. Nếu hóa hơi cũng 1,5 gam chất X ở 127o C và 1,64 atm người ta thu được 0,4 lít khíchất X. CTPT của X là :A. C2H5ON. B. C6H5ON2. C. C2H5O2N. D. C2H6O2N.Câu 137: Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thuđược sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, chohỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biếtcác thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.A. C2H6. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H2.Câu 138: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon trong 0,5 lít hỗn hợp của nó với CO2 bằng 2,5 lít O2thu được 3,4 lít khí. Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khícòn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí. Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ,áp suất. CTPT của hiđrocacbon là :A. C4H10. B. C3H8. C. C4H8. D. C3H6.Câu 139: Cho 400 ml một hỗn hợp gồm nitơ và một hiđrocacbon vào 900 ml oxi (dư) rồi đốt. Thểtích hỗn hợp thu được sau khi đốt là 1,4 lít. Sau khi cho nước ngưng tụ còn 800 ml hỗn hợp, ngườita cho lội qua dung dịch KOH thấy còn 400 ml khí. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệtđộ, áp suất. Công thức phân tử của chất hữu cơ là :A. C3H8. B. C2H4. C. C2H2. D. C2H6.Câu 140: Đốt cháy 200 ml hơi một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O trong 900 ml O2, thể tích hỗnhợp khí thu được là 1,3 lít. Sau khi ngưng tụ hơi nước chỉ còn 700 ml. Tiếp theo cho qua dung dịchKOH dư chỉ còn 100 ml khí bay ra. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPTcủa Y là :A. C3H6O. B. C3H8O2. C. C3H8O. D. C3H6O2. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 45
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 141: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc).Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khốilượng bình tăng 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít(đktc). Công thức phân tử của X là :A. C2H5O2N. B. C3H5O2N. C. C3H7O2N. D. C2H7O2N.Câu 142: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 13,44 lít (đktc)hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, còn lại 5,6 lít khí (đktc) có tỉ khối sovới hiđro là 20,4. Công thức phân tử của X là :A. C2H7O2N. B. C3H7O2N. C. C3H9O2N. D. C4H9N.Câu 143: Đốt cháy 0,282 gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N, cho sản phẩm đi qua các bìnhđựng CaCl2 khan và KOH dư. Thấy bình đựng CaCl2 tăng thêm 0,194 gam còn bình đựng KOHtăng thêm 0,8 gam. Mặt khác nếu đốt cháy 0,186 gam chất X thì thu được 22,4 ml khí N2 (ở đktc).Biết rằng hợp chất X chỉ chứa một nguyên tử nitơ. Công thức phân tử của hợp chất X là :A. C6H6N2. B. C6H7N. C. C6H9N. D. C5H7N.Câu 144: Đốt cháy hoàn toàn 0,4524 gam hợp chất A sinh ra 0,3318 gam CO2 và 0,2714 gam H2O.Đun nóng 0,3682 gam chất A với vôi tôi xút để chuyển tất cả nitơ trong A thành amoniac, rồi dẫnkhí NH3 vào 20 ml dung dịch H2SO4 0,5 M. Để trung hoà axit còn dư sau khi tác dụng với NH3 cầndùng 7,7 ml dung dịch NaOH 1M. Biết MA= 60. Công thức phân tử của A là :A. CH4ON2. B. C2H7N. C. C3H9N. D. CH4ON.Câu 145: Đốt cháy hoàn toàn 0,356 gam chất hữu cơ X thu được 0,2688 lít khí CO2 (đktc) và 0,252gam H2O. Mặt khác nếu phân huỷ 0,445 gam chất X thì thu được 56 ml khí N2 (đktc). Biết rằngtrong X có một nguyên tử nitơ. CTPT của X là :A. C2H5O2N. B. C3H5O2N. C. C3H7O2N. D. C2H7O2N.Câu 146*: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất hữu cơ X cần vừa đủ 0,616 lít O2. Sau thí nghiệm thuđược hỗn hợp sản phẩm Y gồm : CO2, N2 và hơi H2O. Làm lạnh để ngưng tụ hơi H2O chỉ còn 0,56lít hỗn hợp khí Z (có tỉ khối hơi với H2 là 20,4). Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Công thức phântử X là :A. C2H5ON. B. C2H5O2N. C. C2H7O2N. D. A hoặc C.Câu 147: Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau và lượngoxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Công thức phân tử của Y là :A. C2H6O. B. C4H8O. C. C3H6O. D. C3H6O2.Câu 148: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được sản phẩm cháy chỉ gồmCO2 và H2O với tỉ lệ khối lượng tương ứng là 44 : 27. Công thức phân tử của X là :A. C2H6. B. C2H6O. C. C2H6O2. D. C2H4O.Câu 149: Trong một bình kín chứa hơi este no, đơn chức, mạch hở A (CnH2nO2) và một lượng O2gấp đôi lượng O2 cần thiết để đốt cháy hết A ở nhiệt độ 140oC và áp suất 0,8 atm. Đốt cháy hoàntoàn A rồi đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. A có công thức phân tửlà :A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C5H10O2.Câu 150: Trộn một hiđrocacbon X với lượng O2 vừa đủ để đốt cháy hết X, được hỗn hợp A ở 0oCvà áp suất P1. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm B ở 218,4oC có áp suất P2 gấp 2lần áp suất P1. Công thức phân tử của X là :A. C4H10. B. C2H6. C. C3H6. D. C3H8.Câu 151: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất X cần 5,5 mol O2, thu được CO2 và hơi nước với tổng sốmol bằng 9. CTPT của X là :A. C4H10O. B. C4H10O2. C. C4H10O3. D. C4H10.46 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282Câu 152: Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O ; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Côngthức phân tử của hợp chất là :A. C3H6O2. B. C2H2O3. C. C5H6O2. D. C4H10O.Câu 153: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất Y (CxHyN) bằng một lượng không khí vừa đủ. Dẫntoàn bộ hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 6 gam kết tủa.Công thức phân tử của Y là :A. C2H7N. B. C3H9N. C. C4H11N. D. C4H9N.Câu 154: Một hợp chất hữu cơ A gồm C, H, O có 50% oxi về khối lượng. Công thức phân tử củaA là :A. CH2O2. B. CH4O. C. CH2O. D. C3H4O.Câu 155*: Khi đốt cháy hoàn toàn 15 miligam chất A chỉ thu được khí CO2 và hơi nước, tổng thểtích của chúng quy về điều kiện tiêu chuẩn là 22,4 mililít. Công thức đơn giản nhất của A là :A. CH2. B. CH4O. C. CH2O. D. C3H4. 5 cách giữ gìn tình bạn đẹpTình bạn cũng như bông hoa, như cây non. Hoa chỉ nở rộ, cây non chỉ lớn lên khi có bàn tay vunxới. Tình bạn cũng chỉ đẹp và bền vững khi mỗi người bạn biết vun xới, chăm chút cho nó mà thôi.1- Cùng nhau làm một vài việcTình bạn trước hết là một sự trao đổi. Hãy rủ bạn bè cùng làm, cùng thực hiện với bạn một dự địnhdù nhỏ nào đó, chia sẻ với nhau. Như thế sẽ làm cho người bạn thấy mình được tin tưởng, bạn ấy sẽhài lòng. Còn bạn cũng thấy vui suớng vì bạn có được tình cảm thân thiết của bạn bè.2- Đừng luôn kể những điều phiền muộn, bực mình Kể cho bạn nghe những gì xảy ra với mình làmột việc làm tốt, nó giúp giải tỏa những ức chế trong lòng bạn. Bạn bè có thể là một chỗ dựa chobạn lắm chứ. Nhưng bạn đừng luôn luôn đem chuyện không vui của mình làm phiền bạn bè, vì bạnsẽ ép người ta nghe, đôi khi vì để tìm một sự động viên, thương cảm mà bạn chẳng còn gì hấp dẫnngười ta nữa bởi bạn bộc lộ khả năng thiếu kiềm chế, thiếu tự tin của mình.3. Luôn bên bạn bè những khi cần thiếtAi cũng có những lúc khó khăn cần đến sự giúp đỡ của người khác, có khi chỉ là một lời thăm hỏi,một ánh mắt khích lệ, một lời nhận xét tế nhị. Hãy luôn thăm hỏi, giữ mối liên lạc với bạn bè, kịpthời nhận ra tình thế của bạn mình để tìm cách giúp đỡ hữu hiệu nhất. ”Một miếng khi đói bằng mộtgói khi no”; nhất là khi bạn cô đơn, bạn cần ta lắm đấy.4. Rút lui đúng lúcAi cũng cần có những khoảng trời tự do của mình. Khi bạn mình mệt, khi ta đã giúp bạn hoàn thànhcông việc xong, hoặc đơn giản thấy bạn không cần đến mình nữa, bạn hãy ”rút lui có trật tự”. Bạncủa ta sẽ vô cùng biết ơn một người bạn ý tứ như ta. Hãy lịch sự cáo lui và nói với bạn bè rằng ”nếucần đến mình, bạn đừng ngại ngần, mình thu xếp được mà”.5. Thông cảm cho nhau cả khi vắng mặtCó những lúc bạn phải dành thời gian cho gia đình, cho người yêu hoặc một công việc gấp rút nàođấy. Và bạn bè của bạn cũng vậy. Việc này làm cho quan hệ bạn bè có những lúc bị lãng quên. Hãybáo trước cho bạn sự vắng mặt của mình, đừng để họ có cảm giác bị phản bội, mất lòng tin; thôngcảm cho bạn mình nếu họ quên không thông báo họ vắng mặt. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 47
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282 Hóa ra cuộc sống thật đơn giản1. Có một người vào thi để xin việc làm trong một công ty nọ, khi đi dọc hành lang đến phòng thi,anh thấy có mấy tờ giấy vụn dưới đất, liền cúi xuống nhặt lấy và bỏ vào thùng rác. Người phụ tráchthi vấn đáp vô tình trông thấy từ xa, đã quyết định nhận anh ta vào làm việc cho công ty. Hóa ra đểđược trọng dụng thật là đơn giản, chỉ cần tập những thói quen tốt.2. Có một cậu bé vào tập việc trong một tiệm sửa xe đạp, có người khách đem đến một chiếc xe đạphư, cậu bé không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp. Nhữngngười đang học việc khác cười nhạo cậu bé đã dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lạicòn tốn sức. Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, cậubé liền được người khách nhận đưa về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao. Hóa ra đểthành đạt trong đời thật đơn giản, chỉ cần cố gắng chịu thiệt thòi một chút…3. Có một em bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ rất đẹp !” Bà mẹ hỏi: “Ơ, sao con lại khen mẹnhư thế ?” Em bé trả lời: “Bởi vì hôm nay mẹ… không nổi giận như mọi ngày !” Hóa ra muốn cómột vẻ đẹp khả ái cũng thật đơn giản, chỉ cần không nổi giận là được.4. Có một huấn luyện viên quần vợt nói với học sinh: “Nếu quả bóng rơi vào trong đám cỏ, thì làmthế nào để tìm nó ? Một người nói: “Bắt đầu từ trung tâm đám cỏ mà tìm.” Một người khác nói:“Bắt đầu từ nơi chỗ đất trũng nhất mà tìm.” Lại một người khác nói: “Bắt đầu từ trong đám cỏ caonhất mà tìm.” Huấn luyện viên tuyên bố đáp án chính xác nhất: “Làm từng bước một, từ đám cỏ nàyđến đám cỏ kia.” Hóa ra phương pháp để tìm thành công thật đơn giản, cứ tuần tự, từ số 1 đến số 10không nhảy vọt là có thể được.5. Có một cửa hàng thương nghiệp đèn đuốc thường sáng trưng, có người hỏi: “Tiệm của anhthường dùng loại đèn nào vậy, tôi thấy rất bền, lúc nào cũng sáng, chẳng thấy chiếc bóng nào hư!?!” Người trông coi cửa hàng nói: “Đèn của chúng tôi cũng hay bị cháy lắm, chẳng qua là chúngtôi thường thay ngay bóng đèn mới khi bóng đèn cũ vừa bị hư mà thôi.” Hóa ra để duy trì ánh sángthật đơn giản, chỉ cần thường xuyên thay đổi là được.6. Con nhái ở bên ruộng nói với con nhái ở bên vệ đường: “Anh ở đây quá nguy hiểm, dọn qua chỗtớ mà ở.” Con nhái ở bên đường trả lời: “Tớ đã quen rồi, hơn nữa, cũng thấy ngại, làm biếng khôngmuốn dọn nhà.” Mấy ngày sau con nhái ở bên ruộng đi thăm con nhái ở bên đường, phát hiện nó đãbị xe chạy ngang qua cán chết rồi, xác nằm bẹp dí bên đường đi. Hóa ra phương pháp nắm giữ vậnmệnh thật đơn giản, tránh xa lười biếng là xong.7. Có một con gà con đang phá tìm cách vỏ trứng để chui ra, nó chần chừa e ngại thò đầu ra ngoàingó nghiêng sự đời xem sao… Ngay lúc ấy có một con rùa chậm chạp lết ngang qua đó. Thế là congà con quyết định rời khỏi cái vỏ trứng ngay lập tức, không do dự chi nữa. Hóa ra muốn thoát lygánh nặng trầm trọng thật đơn giản, chỉ cần dẹp bỏ óc thành kiến cố chấp là có thể được.8. Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần, Thượng Đế trao cho mỗi bé một cái chân đèn bằng đồng,và bảo chúng trong lúc chờ Ngài trở lại, hãy giữ cái chân đèn sao cho luôn được sáng bóng. Nhưngrồi một tuần đã trôi qua đi mà vẫn chưa thấy Thượng Đế trở lại, tất cả các em bé đã nản chí, khôngcòn chúi bóng chân đèn của mình nữa. Một hôm, Thượng Đế đột nhiên đến thăm, chân đèn của mỗiđứa bé lười nhác đều đã đóng một lớp bụi dày, chỉ duy có em bé mà thường ngày cả bọn vẫn kêubằng thằng ngốc, dù cho Thượng Đế chưa thấy đến, hằng ngày bé vẫn nhớ lời dặn, lau chùi cái chânđèn sáng bóng. Kết quả em bé ngốc này được trở thành thiên thần. Hóa ra làm thiên thần thật đơngiản, chỉ cần có một tấm lòng thật thà tận tụy.9. Có một con heo nhỏ đến xin làm môn đệ của một vị thần, vị thần ấy vui vẻ chấp nhận. Lúc ấy cómột con trâu nghé từ trong đám bùn lầy bước ra, toàn thân đầy lấm lem đầy bùn dơ bẩn, vị thần nóivới con heo nhỏ: “Heo ơi, con hãy đến giúp con nghé tắm rửa cho sạch sẽ đi.” Con heo nhỏ trố mắtngạc nhiên: “Con là môn đệ của thần, sao lại có thể đi phục vụ một con nghé bẩn thỉu như thế chứ?” Vị thần bảo heo con: “Con không đi phục vụ kẻ khác, thì kẻ khác làm sao biết được con là…môn đệ của Ta ?” Hóa ra học hành tập luyện để nên giống một vị thần thật đơn giản, chỉ cần đemlòng thành thật ra mà phục vụ là được.”48 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282CHUYÊN ĐỀ 2 : HIĐROCACBON NO BÀI 1 : ANKAN (PARAFIN)A. LÍ THUYẾTI. ĐỒNG ĐẲNG- CH4 và các đồng đẳng của nó tạo thành dãy đồng đẳng của metan, gọi chung là ankan.- Ankan là các hiđrocacbon no, mạch hở có công thức chung là CnH2n+2 (n ≥ 1). – Trong phân tử ankan chỉ có các liên kết đơn C – C và C – H. – Các nguyên tử cacbon trong phân tử ankan đều ở trạng thái lai hóa sp3, vì vậy các phân tửankan có số cacbon từ ba trở lên có cấu tạo gấp khúc.II. ĐỒNG PHÂN1. Đồng phân- Các ankan từ C1 → C3 không có đồng phân- Từ C4 trở đi có đồng phân mạch C- Số lượng các đồng phân :C4 : 2 C5 : 3 C6 : 5 C7 : 92. Cách viết đồng phân của ankan:- Bước 1 : Viết đồng phân mạch cacbon không nhánh- Bước 2 : Viết đồng phân mạch cacbon phân nhánh + Cắt 1 cacbon trên mạch chính làm mạch nhánh. Đặt nhánh vào các vị trí khác nhau trênmạch chính. Lưu ý không đặt nhánh vào vị trí C đầu mạch. + Khi cắt 1 cacbon không còn đồng phân thì cắt 2 cacbon, 2 cacbon có thể cùng liên kết với1C hoặc 2C khác nhau trên mạch chính.+ Lần lượt cắt tiếp các cacbon khác cho đến khi không cắt được nữa thì dừng lại.3. Bậc của cacbon trong ankan- Bậc của 1 nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó.- Cacbon có bậc cao nhất là IV và thấp nhất là bậc 0.III. DANH PHÁP1. Tên của 10 ankan mạch thẳng đầu dãy- Tên 10 ankan đầu dãy được đọc như SGK2. Tên các nhóm ankyla. Tên gốc ankyl mạch thẳng- Khi phân tử ankan bị mất đi 1 nguyên tử H thì tạo thành gốc ankyl.- Tên của gốc ankyl được đọc tương tự như tên ankan nhưng thay đuôi “an” bằng đuôi “yl”.Ví dụ : CH4 -H→ –CH3 C2H6 -H→ –C2H5 Metan Metyl Etan Etyl CH3 − CH2 − CH2 − CH2 − : n − pentyl Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ! 49
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT : 01223 367 990 hoặc 0936 079 282b. Tên gốc akyl mạch nhánh Khi 1 nhóm –CH3 phân nhánh ở vị trí cacbon số 2 thì đọc là iso. Khi đọc phải tính tất cả cácnguyên tử C trong gốc ankyl.Ví dụ : CH3 − CH − : iso − propyl CH3 − CH − CH2 − : iso-butyl | | CH3CH3* Tên 1 số gốc ankyl khác: C| H3 : tert − butyl CH3 : neo − pentyl |CH3 − C − CH3 − C − CH2 − | CH3 | CH3CH3 − CH − CH2 − CH3 : sec− butyl |3. Tên thay thế của ankanTên ankan = Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + an – Mạch chính là mạch dài nhất và có nhiều nhánh nhất. – Để xác định vị trí nhánh phải đánh số cacbon trên mạch chính. + Đánh số thứ tự của các nguyên tử cacbon trên mạch chính sao cho tổng số vị trí của cácnhánh là nhỏ nhất. + Nếu có nhiều nhánh giống nhau thì phải nêu đầy đủ vị trí của các nhánh và phải thêm cáctiền tố đi (2), tri (3), tetra (4) trước tên nhánh. + Nếu có nhiều nhánh khác nhau thì tên nhánh được đọc theo thứ tự trong bảng chữ cái(etyl, metyl, propyl…).● Lưu ý: – Giữa số và số có dấu phẩy, giữa số và chữ có dấu gạch “ – ” – Nếu ankan có chứa đồng thời các nhóm thế là halogen, nitro, ankyl thì ưu tiên đọc nhómhalogen trước, sau đó đến nhóm nitro, cuối cùng là nhóm ankyl. Đối với các nhóm thế cùng loại,thứ tự đọc theo α, b, ví dụ trong phân tử có nhóm CH3- và C2H5- thì đọc etyl trước và metyl sau.IV. TÍNH CHẤT VẬT LÍ – Trạng thái : + Ankan từ C1 → C4 ở trạng thái khí. + An kan từ C5 → khoảng C18 ở trạng thái lỏng. Từ C18 trở đi thì ở trạng thái rắn. – Màu : Các ankan không có màu. – Mùi : + Ankan khí không có mùi. + Ankan từ C5 – C10 có mùi xăng. + Ankan từ C10 – C16 có mùi dầu hỏa. + Ankan rắn rất ít bay hơi nên hầu như không có mùi. – Độ tan : Các ankan không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.50 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng !